iPhone 16 vừa ra mắt đã bị chê tơi bời, nguyên nhân là vì một thứ "lỗi thời"

Kenttt |

Việc Apple vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ cũ cho iPhone 16 và không hề có cải tiến thông số kỹ thuật quan trọng nào cho màn hình khiến công ty nhận về rất nhiều lời chê bai từ người dùng.

iPhone 16 vừa ra mắt đã bị chê tơi bời, nguyên nhân là vì một thứ "lỗi thời"- Ảnh 1.

Mới đây, Apple đã giới thiệu 4 mẫu iPhone mới, trong đó cặp đôi iPhone 16 và 16 Plus, thu hút sự chú ý với loạt nâng cấp đáng kể so với những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ngay lập tức, hai mẫu điện thoại này cũng trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích.

Nguyên nhân là do Apple quyết định không có bất cứ cải tiến nào về màn hình trên iPhone 16 so với dòng tiền nhiệm. Từ kích thước màn hình 6,1 inch cho iPhone 16 và 6,7 inch cho phiên bản Plus, cho đến các thông số kỹ thuật quan trọng cũng chẳng có gì thay đổi. Về màn hình, iPhone 16 và 16 Plus giống hệt như iPhone 15 và 15 Plus.

Màn hình 120Hz là màn hình có tần số làm mới 120Hz với khả năng hiển thị hình ảnh chuyển động trên màn hình của thiết bị. Thông số càng lớn, khả năng thể hiện chuyển động nhanh trên màn hình càng cao.

Điều này sẽ được thể hiện rõ khi xem video, chơi game hay lướt web nhanh. Màn hình 120Hz sẽ giúp trải nghiệm của người dùng mượt mà hơn rất nhiều.

iPhone 16 vừa ra mắt đã bị chê tơi bời, nguyên nhân là vì một thứ "lỗi thời"- Ảnh 2.

iPhone 16 bị chê tơi bời vì vẫn sử dụng màn hình 60Hz có phần đã "lỗi thời" về mặt công nghệ

Theo PCMag, một trang tin công nghệ có tiếng, đã chỉ ra rằng trong khi thị trường smartphone đang chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ màn hình hiển thị mới, Apple lại tỏ ra chậm chân trong cuộc đua này. Điển hình là việc các dòng điện thoại cao cấp ngày nay, không chỉ có iPhone 16 Pro, mà còn cả Google Pixel 9 Pro và Samsung Galaxy S24 Ultra, đã áp dụng công nghệ Dynamic Refresh Rates (DRR).

Đây là tính năng cho phép màn hình thay đổi tần số quét một cách linh hoạt tùy thuộc vào nội dung hiển thị và hoạt động của người dùng. Khi xem nội dung tĩnh, tốc độ làm mới của màn hình có thể giảm xuống nhằm tiết kiệm năng lượng. Ngược lại, trong các tình huống đòi hỏi hiệu suất cao như chơi game hay lướt web nhanh, tốc độ làm mới sẽ tăng lên, tạo nên trải nghiệm mượt mà và ấn tượng hơn.

iPhone 16 vừa ra mắt đã bị chê tơi bời, nguyên nhân là vì một thứ "lỗi thời"- Ảnh 3.

Màn hình trên iPhone 16 là thứ khiến chiếc điện thoại này bị chê bai nhiều nhất

Thực tế, ngay cả các smartphone ở phân khúc giá tầm trung, với mức giá từ 300 - 500 USD như Google Pixel 8a, nó đã được trang bị màn hình DRR. Chưa hết, một số mẫu điện thoại giá rẻ chỉ khoảng 200 USD như Samsung Galaxy A15 5G và Motorola Moto G 5G cũng đã có màn hình với tốc độ làm mới lên đến 90Hz và 120Hz.

iPhone 16 vừa ra mắt đã bị chê tơi bời, nguyên nhân là vì một thứ "lỗi thời"- Ảnh 4.

Mẫu điện thoại giá rẻ của Samsung Galaxy A15 5G đã được trang bị DRR 90Hz nhưng màn hình iPhone 16 vẫn chỉ có 60Hz

Đáng chú ý, Apple đã trang bị công nghệ ProMotion, vốn là phiên bản của DRR, cho dòng iPhone Pro. Cả iPhone 16 Pro và Pro Max đều sở hữu màn hình có khả năng điều chỉnh tần số quét từ 1Hz đến 120Hz. Mặc dù vậy, người dùng lại không thấy công nghệ này xuất hiện trên iPhone 16 và 16 Plus. 

Rất nhiều người dùng đặt ra câu hỏi và cảm thấy thất vọng về quyết định này của Apple. Bởi lẽ, khi mà thị trường đã dần coi màn hình DRR là một chuẩn mực mới, thì việc Apple vẫn bám trụ vào màn hình 60Hz cho hai mẫu điện thoại cơ bản của mình là một điều khó hiểu.

Như PCMag đã nhận định, việc Apple không cập nhật công nghệ hiển thị cho các mẫu iPhone tiêu chuẩn đã khiến công ty này có nguy cơ đặt ra một tiêu chuẩn thấp hơn so với các đối thủ, đồng thời bỏ lỡ cơ hội để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn với mức giá cạnh tranh hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại