Giá cả các sản phẩm nông sản chủ chốt, từ lúa mì cho đến rau hay đường, trong vài tháng qua đều đã tăng chóng mặt, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và doanh nghiệp tại châu Á.
Các công ty sản xuất thực phẩm đang bán hàng giá cao hơn cho các hộ gia đình, chính vì vậy tiêu dùng người dân đi xuống tiềm ẩn rủi ro ngăn chặn kinh tế phục hồi từ tác động tồi tệ của đại dịch Covid-19. Một số nhà xuất khẩu và nông dân tuy nhiên lại hưởng lợi vì giá bán sản phẩm của họ tăng.
Chỉ số giá thực phẩm chuẩn theo tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số theo dõi giá thịt, các sản phẩm sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường, tính đến tháng 5/2021 đã tăng tháng thứ 12 liên tiếp lên 127,1 điểm – ngưỡng cao nhất trong gần 10 năm. Chỉ số của tháng 5/2021 cao hơn đến 40% so với cùng kỳ năm trước.
Có nhiều yếu tố đẩy giá các loại nông sản tăng. Nhu cầu nông sản của Trung Quốc, một trong những nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới, đã ở mức cao khi mà kinh tế Trung Quốc hồi phục từ sau đại dịch Covid-19 với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới.
Tình trạng thiếu container vận chuyển và gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đang khiến cho chi phí vận tải hàng hóa cao dẫn đến giá bán hàng hóa cũng tăng. Theo FAO, nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng ví như tình trạng nông sản bị thu hoạch muộn và năng suất mía đường giảm tại Brazil.
Cùng lúc đó, giá hàng hóa cũng chịu ảnh hưởng bởi tiền đầu tư vào thị trường khi mà nhà đầu tư đa dạng rủi ro trong bối cảnh thanh khoản trên các thị trường tài chính tăng lên rất cao.
Trong bối cảnh đó, nhiều công ty sản xuất thực phẩm tại châu Á nâng giá bán hàng hóa nhằm bù lại cho việc chi phí đầu vào tăng cao. Nhiều công ty nhập khẩu hàng hóa lớn tại Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng.
Tập đoàn sản xuất bột mì Nisshin Seifun sẽ nâng giá bán các sản phẩm bột mì cho các hộ gia đình thêm từ 2% đến 4% trong tháng 7/2021. Công ty cho biết công ty không còn lựa chọn nào khác khi chi phí đầu vào quá cao, ngoài ra phải chi phí vận tải và đóng gói hàng hóa cũng lên mạnh. Công ty sản xuất thực phẩm Ajinomoto cũng sẽ nâng giá bán sản phẩm mayonnaise từ 1% đến 10% trong tháng tới.
Tại Hàn Quốc, hãng bánh ngọt lớn nhất nước Paris Baguette tăng giá bán bánh mì 5,6% trong tháng 2/201 bởi giá nguyên liệu tăng. Ở Trung Quốc, giá của một số loại dầu đậu tương địa phương đã tăng 20% trong tháng 4/2021.
Lạm phát đang tăng tại nhiều nước; ở Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước và như vậy có mức tăng cao nhất tính từ tháng 3/20212, nguyên nhân chủ yếu do giá nông sản tăng. Đặc biệt, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát tại Philippines tăng cao trong năm nay, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự như vậy, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 4,6%.
Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Maybank Kim Eng, ông Chua Hak Bin, khẳng định rằng: “Giá thực phẩm cao sẽ khiến cho quá trình phục hồi kinh tế từ sau đại dịch Covid-19 trở nên “gập ghềnh” hơn”.
Tuy nhiên, các tín hiệu trên thị trường hàng hóa tương lai đang phát đi tín hiệu khác. Nhiều khả năng, giá thực phẩm các loại nhiều khả năng đã bớt tăng nóng kể từ cuối tháng 5/2021. Giá lúa mì giao tương lai trên sàn Chicago trong tháng 5/2021 đã tăng lên mức 7,50USD/giạ, tuy nhiên đến đầu tháng 6/2021, giá của loại hàng hóa này đã hạ nhiệt xuống còn 6,88USD/giạ. Giá ngô và đậu tương giao tương lai nhiều khả năng diễn biến tương tự.
Lo ngại về diễn biến giá hàng hóa trong thời gian gần đây, giới chức Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Quan chức của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc vào cuối tháng 5/2021 công bố cơ quan này sẽ hợp tác với nhiều cơ quan chính phủ khác nhằm kiểm soát tốt hơn giá cả trên thị trường hàng hóa.