Nếu ai hiểu về lịch sử Trung Quốc ắt hẳn đều biết đến câu chuyện của Lưu Bị, hoặc cho dù ai không hiểu lịch sử Trung Quốc chắc cũng đã nghe đến kết điển cố nghĩa vườn đào.
Trước kia, khi Lưu Bị còn chưa nổi danh thiên hạ, Tào Tháo cùng Bị uống rượu luận anh hùng, đã nhận ra Lưu Bị có tài hơn người, thực tế trong lòng Lưu Bị vốn đã nuôi hoài bão, chỉ là thời cơ chưa đến, chưa tìm được cơ hội thích hợp để thể hiện bản thân, còn dã tâm khát vọng của Lưu Bị sớm đã bộc lộ rồi.
Lưu Thiện ngu xuẩn vô năng, sau lại được thừa kế giang sơn nhà Thục Hán, khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng Lưu Bị chỉ có một đứa con trai là Lưu Thiện. Nhưng sự thực Lưu Bị có đến bốn người con trai, hơn thế tên của bốn người còn ẩn chứa huyền cơ.
1. Lưu Phong
Người con trai cả của Lưu Bị tên là Lưu Phong, cũng là người vô cùng đặc biệt trong những người con của Lưu Bị. Lưu Phong vốn không phải con trai ruột của Lưu Bị. Khi ấy, Lưu Bị còn chưa sinh con, còn Lưu Phong cũng không còn là một đứa trẻ nữa. Mặc dù trong sử sách không có ghi chép lại về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Lưu Phong có sâu đậm hay không, nhưng từ việc Lưu Phong luôn học theo dáng vẻ của Lưu Bị, có thể thấy tình cảm giữa hai người rất tốt.
Chỉ tiếc là, Lưu Phong đã phạm phải sai lầm. Ban đầu, Lưu Phong liên tiếp lập nhiều chiến công, khiến cho Lưu Bị vô cùng vui vẻ, yêu thích, nhưng sau này, khi Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, ngỏ ý muốn Lưu Phong đưa quân hỗ trợ, Lưu Phong lại không hợp tác, cuối cung dẫn đến kết cục Quan Vũ bỏ mạng, Kinh Châu thất thủ.
Lưu Bị vì sự việc nay mà vô cùng tức giận, lại cộng thêm việc khiến cho Mạnh Đạt tạo phản, cuối cùng rơi vào kết cục bị cha nuôi của mình ban cho cái chết.
Sau khi Lưu Phong tự sát, thực ra Lưu Bị cũng đau lòng khôn nguôi.
Hình ảnh nhân vật Lưu Phong trên phim.
2. Lưu Thiện
Người con trai thứ của Lưu Bị là Lưu Thiện, người này ắt hẳn những người thích tìm hiểu về giai đoạn Tam Quốc đều biết.
Năm 223, sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện nối ngôi cha, được Gia Cát Lượng phò tá, đảm đương vị trí Hoàng đế, khi ấy, Lưu Thiện mới 17 tuổi.
40 năm sau, vào năm 263, Thục quốc suy vong, Lưu Thiện mở cổng thành đầu hàng, được phong làm An Lạc huyện công, từ đó về sau, lưu truyền điển cố "Lưu Thiện không nhớ đất Thục".
3. Lưu Vĩnh
Người con trai thứ ba của Lưu Bị là Lưu Vĩnh, trong sách sử cũng không có ghi chép chính xác mẹ của Lưu Vĩnh là ai. Ban đầu, Lưu Vĩnh được phong là Lỗ Vương, sau lại phong thành Cam Lăng Vương. Các ghi chép có liên quan đến Lưu Vĩnh còn rất ít, người ta chỉ biết được rằng Lưu Vĩnh có mâu thuẫn với sủng thần của Lưu Thiện là Hoàng Hạo, vì thế về sau ông bị Lưu Thiện xa lánh.
4. Lưu Lý
Ngoài ba người con trai kể trên, Lưu Bị có người con thứ tư tên là Lưu Lý, mẹ thân sinh của Lưu Lý là ai đến nay vẫn chưa có ghi chép nào đề cập đến, chỉ biết rằng Lưu Lý từng là Vương gia, sau lại mất sớm khi tuổi còn rất trẻ.
Thực tế, bốn người con của Lưu Bị ai lớn ai nhỏ, ai trước ai sau thì không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng cả. Nhưng khi đem tên của bốn người con trai nối lại, đã thể hiện dã tâm và tham vọng của Lưu Bị.
Dã tâm khát vọng của Lưu Bị đã bộc lộ từ rất sớm.
Đầu tiên là hai cái tên Phong – Thiện. Cụm từ Phong Thiện xuất hiện lần đầu trong "Quản Tử", về sau được Tư Mã Thiên trích lại giải nghĩa. Ngụ ý của Phong Thiện là trên đỉnh núi cao lập một cái đàn tròn để tế trời, dưới chân núi Thái Sơn thì lập một cái đàn vuông để tế đất. Nghi thức này khởi nguồn từ thời Chiến Quốc, đương thời các Nho sĩ cho rằng núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi cao ở Trung Quốc, từ đó hình thành tập tục các vị đế vương tối cao phải đến núi Thái Sơn tế lễ.
Vì vậy nên nghi thức Phong Thiện này, chính là chỉ việc chuyển giao, công nhận quân quyền, lập nên vị vua mới. Tên của Lưu Phong, Lưu Thiện ghép với nhau chính là mang nghĩa này.
Còn Vĩnh Lý có nghĩa là mãi mãi cai quản trị vì.
Mọi người ai cũng biết, sau khi Lưu Thiện ra đời rất lâu về sau, Thục Quốc vẫn chỉ là một quốc gia nhỏ yếu, không thể so bì được với các thế lực của Viên Thiệu, Tào Tháo và Tôn Quyền. Thời điểm ấy cũng cách thời điểm Lưu Bị xưng đế khá xa, nên tên gọi của những người con trai của Lưu Bị không thể là về sau mới sửa lại, cho nên có thể thấy được qua việc đặt tên cho các con trai của mình, Lưu Bị sớm đã ấp ủ mộng bá vương của bản thân.
Thơ ẩn ý (Tàng đầu thi) vốn là một cách chơi chữ được yêu thích của người Trung Quốc xưa, giữa những câu chữ lời văn của Tào Tuyết Cần cũng ẩn giấu những lời lẽ sắc bén, hơn nữa người xưa cũng thường ngầm ám chỉ ý kiến của mình trong các tình huống không tiện nói thẳng.
Cho nên, những suy đoán về bí đằng sau tên gọi của bốn người con trai của Lưu Bị mà hậu thế gán lên, cũng không hẳn là không có lý.