Sự ra đời của động cơ hơi nước cuối thế kỷ 18 đã giúp con người phát triển hệ thống giao thông hiện đại lúc bấy giờ là tàu hỏa. Tàu hỏa đã thay đổi các khái niệm về thời gian và khoảng cách trước đây.
1. Đường sắt Liverpool - Manchester (Anh)
Ngắm cảnh trên tuyến đường sắt Liverpool - Manchester là thú vị nhất.
Việc khai trương tuyến đường sắt Liverpool - Manchester vào tháng 9/1830 đánh dấu buổi bình minh của du lịch đường sắt chạy bằng hơi nước. Trước khi được xây dựng, hầu hết các tuyến đường sắt đều được kéo bằng ngựa và được sử dụng để chuyên chở hàng hóa như than đá trong khoảng cách ngắn.
Tuyến đường sắt dài 31 dặm (50km) nối hai thành phố của Anh là Liverpool và Manchester là nơi đầu tiên chở cả hành khách và hàng hóa bằng đầu máy chạy bằng hơi nước. Nó được thiết kế bởi George Stephenson, người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế mở của đường sắt. Đoàn tàu này có khả năng chạy với vận tốc 48km/h.
Tuyến xe lửa Liverpool - Manchester đã phục vụ hơn 500.000 hành khách trong năm đầu tiên hoạt động, mang đến lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Tuyến đường sắt này còn có trách nhiệm mang bông từ cảng Liverpool đến các nhà máy của Manchester, thúc đẩy sự phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp Anh lần thứ nhất (1760-1840).
2. Đường sắt Baltimore - Ohio (Mỹ)
"Tom Thumb" là tên của đầu máy xe lửa đầu tiên được chế tạo ở Mỹ bởi Peter Cooper vào năm 1829. (Nguồn: George Rinhart)
Để cạnh tranh với sự bùng nổ thương mại với thành phố New York sau khi xây dựng kênh đào Erie, các nhà lãnh đạo của thành phố cảng Baltimore đã đề xuất một tuyến đường sắt dài 380 dặm (611km) nối thành phố với Ohio River, phía đông bang Virginia.
Năm 1827, đường sắt Baltimore & Ohio trở thành công ty Mỹ đầu tiên được cấp phép vận chuyển cả hành khách và hàng hóa. Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Mỹ sử dụng đầu máy hơi nước để vận chuyển hành khách và hàng hóa theo lịch trình thường xuyên. Vị Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson đã trở thành tổng tư lệnh đầu tiên cầm lái đoàn tàu khi ông chạy từ Ellicott's Mills đến Baltimore vào năm 1833.
3. Đường sắt Panama (Mỹ)
Đường ray tàu hỏa theo cạnh kênh đào Panama. (Nguồn: Thomas D. Mcavoy)
Tuyến đường sắt đầu tiên nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là đường sắt Panama hoàn thành vào năm 1855.
Con đường ray xe lửa dài 80km đã xoa dịu hành trình gian khổ qua eo đất Panama cho những hành khách đi du lịch bằng đường biển qua bờ Đông và bờ Tây của Mỹ và nó là con đường nhanh nhất với hàng chục ngàn người tìm kiếm sự giàu có từ cơn sốt vàng California trong những năm trước khi hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa Mỹ (1869).
Đường sắt Panama vận chuyển hàng hóa cho các công ty tàu hơi nước và thư tín ở Mỹ, là tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất cho đến khi kênh đào Panama mở cửa năm 1914.
4. Tàu hỏa tang lễ Tổng thống Abraham Lincoln (Mỹ)
Đoàn tàu với một bức chân dung của Tổng thống Lincoln gắn ở phía trước, được sử dụng để chở thi thể của ông từ Washington, DC, đến Springfield, Illinois. Ảnh: Buyenlarge/Getty Images
Sau khi rời Washington, DC vào ngày 21 tháng 4 năm 1865, đoàn tàu màu đen mang theo quan tài của vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ đã dành gần hai tuần để đi qua 180 thành phố và 7 tiểu bang trước khi đến nơi chôn cất ở quê nhà Springfield, Illinois.
Sự cần thiết phải giữ gìn thân thể của Tổng thống bị ám sát trong hành trình kéo dài 13 ngày trước sự kính trọng của hàng trăm ngàn người Mỹ đã giúp phổ biến ngành công nghiệp tang lễ còn non trẻ và nó cũng đóng vai trò như một lễ ra mắt của những chiếc xe giường nằm sang trọng, mang lại sự thoải mái cho hành khách do George Pullman thiết kế.
Sau đám tang Tổng thống Lincoln, nhiều đơn đặt hàng đã được đưa ra cho kỹ sư Pullman, trong đó có những yêu cầu nội thất sang trọng sử dụng gỗ óc chó đen, đèn chùm và bồn rửa bằng đá cẩm thạch, khiến việc đi lại qua đêm trở nên lôi cuốn hơn cho hành khách.
5. Đường sắt ngầm Metropolitan (Anh)
Tuyến đường sắt ngầm Metropolitan ở Anh
Thời đại đường sắt đạt đến một tầm cao mới khi các đoàn tàu bắt đầu hoạt động ở độ sâu chưa từng thấy bên dưới đường phố London vào ngày 10/1/1863, với việc khánh thành đường sắt ngầm Metropolitan.
Tàu lửa ngầm đầu tiên trên thế giới hoạt động trên một tuyến đường dài 6,5km nối ga Paddington với khu tài chính của London và đã bị tấn công vào ngày khai trương khi nó chở hơn 30.000 hành khách đi trên những toa tàu gỗ chạy bằng hơi nước.
Các tuyến đường sắt ngầm ở London đã chứng minh tính hiệu quả của giao thông công cộng và giảm tắc nghẽn giao thông ngựa kéo trên các đường phố của thủ đô Anh đồng thời xóa sổ sự thịnh vượng của những chú ngựa.
6. Đường sắt xuyên lục địa Mỹ
Lễ nối toa tại mũi đất Promontory, Utah ngày 10/5/1869
Ngày 10/5/1869, nghi lễ đóng đinh vàng vào mặt đất của Promontory, Utah diễn ra, đánh dấu sự hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa đầu tiên của nước Mỹ.
Được xây dựng trong suốt bảy năm với ga đường sắt trung tâm Thái Bình Dương ở phía đông từ Sacramento, California và ga đường sắt Liên Thái Bình Dương ở phía tây từ Omaha, Nebraska, đường sắt xuyên lục địa cắt giảm thời gian di chuyển cho hành trình xuyên quốc gia dài hơn 4800 km từ vài tháng đến dưới một tuần.
Tuyến đường sắt xuyên lục địa đã góp phần vào sự mở rộng nhanh chóng về phía tây của Mỹ, kéo theo sự trỗi dậy của miền Tây hoang dã và các cuộc chiến tranh với các bộ lạc Mỹ bản địa sống trên những vùng đất đó. Nó cũng giúp phát triển kinh tế khi khai thác các nguồn tài nguyên phong phú ở phía Tây và vận chuyển chúng đến các thị trường ở phía Đông.
7. Đường sắt xuyên Siberia (Nga)
Đường sắt xuyên Siberia. Ảnh: Wolfgang Kaehler/LightRocket/Getty Images
Xuyên qua 8 múi giờ và 9654 km trên những địa hình cận Bắc Cực nguy hiểm, đường sắt xuyên Siberia là tuyến đường sắt dài nhất và đắt tiền nhất từng được xây dựng khi nó được hoàn thành vào năm 1916. Bằng cách rút ngắn hành trình kéo dài hàng tháng xuống chỉ còn tám ngày từ Moscow đến Vladivostok.
Tàu xuyên Siberia cho phép chính phủ kiểm soát nhiều hơn ở quốc gia lớn nhất thế giới. Dự án tiêu tốn nhiều tiền đến mức dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lực kinh tế, vũ khí cung cấp cho quân đội Nga trong Thế chiến I và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Chính phủ đã sử dụng đường sắt để củng cố quyền lực trong cuộc nội chiến sau Cách mạng tháng Mười và để đưa quân lính đến chiến trường trong Thế chiến II. Tuyến đường sắt đã gây ra sự di cư về phía đông và cũng giúp vận chuyển than, gỗ và các nguyên liệu thô khác từ Siberia đến các thành phố lớn của Nga.
Tính đến nay, tuyến đường sắt xuyên Siberia là một trong những tuyến đường sắt liên tục dài nhất thế giới.
8. Tàu hỏa Holocaust (Đức)
Lựa chọn người Do Thái Hungary lên tàu tới trại tập trung tử thần Auschwitz-II (Ba Lan). Ảnh: Public Domain
Trong Thế chiến II, đường sắt quốc gia Đức giám sát việc trục xuất người Do Thái và các nạn nhân Holocaust (còn được biết đến với tên gọi Shoah, là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành) đến các trại tập trung như Treblinka và Auschwitz (Ba Lan) nơi sáu triệu người bị giết hại một cách dã man.
Người Do Thái bị trục xuất đã bị nhồi nhét vào các toa chở hàng và gia súc mà không có thức ăn hoặc nước uống khiến nhiều người chết trước khi đến các trại tập trung. Đức Quốc xã không thể thực hiện cuộc diệt chủng ở quy mô khủng khiếp như vậy nếu không sử dụng đường sắt.
9. Đường sắt cao tốc Tōkaidō (Nhật Bản)
Tàu cao tốc N700 của Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản. Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Bloomberg/Getty Images
Du lịch bằng tàu hỏa bước vào một kỷ nguyên mới với việc hoàn thành một tuyến đường sắt cao tốc giữa Tokyo và Osaka ở Nhật Bản, đã cắt giảm một nửa thời gian di chuyển giữa hai thành phố. Mở ngay trước khi Thế vận hội mùa hè 1964 ở Tokyo, tàu cao tốc có thể chạy với tốc độ lên đến 200 km/h.
Tàu cao tốc tiên phong đóng vai trò là biểu tượng cho sự tái thiết của Nhật Bản như một cường quốc công nghiệp sau chiến tranh và sau khi chở 100 triệu hành khách trong ba năm đầu tiên, đã chứng minh rằng đường sắt cao tốc có thể là một thành công thương mại.
Kỹ thuật cho tàu cao tốc Tōkaidō bao gồm các đường ray chuyên dụng không có đường cắt ngang và không có đường cong sắc nét là một khuôn mẫu cho các dự án đường sắt cao tốc trong tương lai trên toàn cầu.
10. Đường sắt cao tốc quốc tế Eurostar
Một chuyến tàu Eurostar đi vào hầm gần Calais, Pháp. Ảnh: Antoine Antoniol/Bloomberg/Getty Images
Khi một đường hầm đường sắt dưới Kênh Anh mở cửa năm 1994, Vương quốc Anh lần đầu tiên được liên kết với lục địa châu Âu kể từ kỷ băng hà.
Được xây dựng với chi phí 16 tỷ đô la, đường hầm dài 50 km chạy từ Folkestone, Anh đến Coquelles, Pháp cho phép hành khách của Eurostar đi lại giữa London và Paris chỉ trong hai tiếng rưỡi và không cần di chuyển qua phà.
Có biệt danh là Channel Tunnel, đường hầm dưới đáy biển dài nhất thế giới được Hiệp hội kỹ sư dân dụng Mỹ ca ngợi là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại.
Nguồn: History Channel (Mỹ)