Vết nứt được dự đoán là sẽ ngày càng kéo dài hơn nữa trong thời gian tới.
Trước đó, vào năm 2014, sau một trận mưa lớn, vết nứt được phát hiện lần đầu tiên trong bức ảnh trên Google Earth của nhà địa chất học Joseph Cook khi ông tiến hành khảo sát địa chất ở sa mạc Arizona.
Theo ông Cook, ông và những cộng sự của mình quay trở lại sa mạc Arizona vào năm 2016 và phát hiện vết nứt khổng lồ đang tiếp tục phát triển.
Vết nứt nằm trong vùng Tator Hills ở phía Nam quận Pinal, khoảng 20 km về phía Nam của thành phố Arizona với độ dài gần 3,2 km và phần bị nứt rộng nhất lên đến 3 m.
Ngoài ra, với độ sâu ước tính tới 9m thì có thể gây ra mối đe dọa cho những người lái xe hoặc người và vật nuôi khi đi qua khu vực này.
Cook và những đồng nghiệp của ông nghi ngờ chính những trận mưa lớn năm 2014 và 2016 là "thủ phạm" gây ra vết nứt khổng lồ ở sa mạc Arizona.
Bề rộng vết nứt có chỗ "cực đại" là 3mêc. Các nhà khoa học nghi ngờ chính việc con người khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây nên vết nứt tử thần này.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc lạm dụng nguồn nước ngầm dưới lòng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác cũng là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi đột ngột trên bề mặt Trái Đất và tạo ra hiện tượng sụt lún, hình thành vết nứt trên địa hình.
Theo các nhà nghiên cứu, việc xuất hiện các vết nứt ở khu vực này là khá phổ biến. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì chưa có vết nứt nào lớn như vết nứt 3,2 km.
Kể từ năm 2006, nhóm nghiên cứu của Cook đã thiết lập 26 điểm nghiên cứu về khảo sát địa chất Arizona và cho đến nay đã ánh xạ được 275 km của các vết nứt tương tự gần đó.
Tuy nhiên, kết luận thực sự về nguyên nhân gây ra vết nứt khổng lồ ở sa mạc Arizona vẫn còn là một câu hỏi lớn mà các nhà nghiên cứu đang nỗ lực cố gắng truy tìm lời giải.
(Nguồn: Seeker)