Xuất hiện mảnh vỡ tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực Berdyansk

Quỳnh Như |

Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS vào lực lượng Nga, đánh dấu lần đầu tiên vũ khí do Mỹ cung cấp được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo thông tin từ trang Avia.pro , lực lượng vũ trang Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa chiến thuật ATACMS (tên đầy đủ: MGM-140A ATACMS Block 1) của Mỹ. Mảnh vỡ của một trong số chúng đã được tìm thấy ở khu vực Berdyansk do Nga kiểm soát.

Xuất hiện mảnh vỡ tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực Berdyansk - Ảnh 1.
Xuất hiện mảnh vỡ tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực Berdyansk - Ảnh 2.
Xuất hiện mảnh vỡ tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực Berdyansk - Ảnh 3.
Xuất hiện mảnh vỡ tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực Berdyansk - Ảnh 4.

Mảnh vỡ của một trong số các tên lửa đã được tìm thấy ở khu vực Berdyansk.

Tờ Wall Street Journal hôm 17/10 dẫn nguồn thạo tin cho biết một số lượng nhỏ tên lửa ATACMS tầm xa đã được Mỹ bí mật gửi tới Ukraine trong những ngày gần đây.

Ấn phẩm lưu ý rằng, Chính phủ Mỹ đã quyết định cung cấp số tên lửa ATACMS cho Ukraine do các cuộc phản công của nước này khá chậm chạp.

Trong khi đó, CNN cho biết Mỹ đã bí mật cung cấp tên lửa cho Kiev tuy nhiên chưa rõ thời điểm Washington gửi chúng.

Hiện giới chức Mỹ vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.

Ukraine từ lâu đã đề nghị Mỹ chuyển giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc Mỹ chuyển giao những tên lửa tầm xa này cho Ukraine.

Trước đó, vào tháng 5/2023, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ chối chuyển tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine, bất chấp yêu cầu từ Kiev. Giới chức Washington cũng bày tỏ lo ngại về khả năng cạn kiệt kho dự trữ tên lửa ATACMS của nước này và việc Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công vào mục tiêu trên lãnh thổ Nga.

ATACMS là tên lửa chiến thuật tầm xa, được phát triển và sản xuất bởi công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ từ những năm 1990. Tên lửa được thiết kể để trang bị trên tổ hợp pháo phản lực HIMARS, được triển khai để vô hiệu hóa các sở chỉ huy và phá hủy các kho vũ khí, đạn dược của đối phương.

Điểm mạnh của đạn tên lửa ATACMS là khả năng tự dẫn kết hợp với quán tính định vị vệ tinh GPS. Điều này giúp nó có tầm bắn lên tới 300 km, với độ chính xác gần như tuyệt đối. Khả năng công phá của tên lửa chiến thuật này là đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227 kg hoặc đầu đạn chùm để tăng khả năng sát thương.

Ngoài khả năng mang đầu đạn thông thường, khi cần ATACMS có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để tạo đòn tấn công hủy diệt đối thủ.

Theo Avia,pro, RIA Novosti

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại