Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp ngủ dậy bỗng hoảng hốt thấy trên cổ tay, đầu gối, mắt cá chân... mình xuất hiện 1 vết sưng tấy?
Bạn cho rằng đó là vết côn trùng đốt, hay do hôm qua bất cẩn đập vào đâu nhưng không nhớ nên ngủ dậy tay, chân mới nổi cục u như vậy? Chạm vào cục u, nó có thể ở dạng cứng hoặc mềm như xốp vậy.
Cục u nổi lên thường mềm, đường kính từ 1-3 cm, không thể di chuyển.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản đến thế đâu bởi những cục u nổi bất thường này có thể là triệu chứng của 1 căn bệnh nguy hiểm đấy!
Cục u nổi trên cổ tay - dấu hiệu của 1 căn bệnh "dị thường"
Theo các chuyên gia thì bạn không nên chủ quan khi trên cơ thể mình, đặc biệt là cổ tay, chân... bỗng dưng xuất hiện 1 cục nổi lên.
Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng mang tên Hygroma - hội chứng u bao nang hoạt dịch. Nếu xuất hiện ở cổ tay, chúng còn có tên là u bao hoạt dịch khớp cổ tay.
Được biết, khối u này sưng lên trên 1 khớp hoặc gân - phần mô kết nối với xương của bạn. Chúng trông giống 1 túi chất lỏng bên trong chứa dịch trong suốt. Tùy kích cỡ mà chúng có thể ở dạng cứng hoặc xốp mềm.
Phần hạch nổi lên giống 1 túi chất lỏng có chứa dịch trong suốt bên trong.
Mỗi cục u có thể to bằng hòn bi ve, đồng xu nhưng cũng có thể to hơn. Chúng thường nằm ở mặt sau của khớp cổ tay nhưng đôi lúc "hiện hình" ở phía dưới lòng bàn tay.
Nhưng vì sao lại có sự xuất hiện của cục u nổi này?
Theo các chuyên gia y tế, u nang này là 1 dạng lành tính, là hậu quả của sự lỏng lẻo ở bao khớp (do chấn thương, bong gân...) làm cho dịch khớp thoát ra ngoài và gây ra u bao hoạt dịch.
Một lý do khác khiến u nang này hình thành đó là việc bạn thực hiện chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Ví dụ như người thường xuyên làm việc với máy tính, gõ bàn phím cả ngày đều có nguy cơ mắc chứng bệnh kì dị này.
Mặc dù giới y tế cho rằng, u nang này là lành tính nhưng lâu dài cũng có thể gây hại cho sức khỏe, tâm lý của bạn. Đầu tiên là nó gây mất thẩm mĩ trên bộ phận cơ thể khiến bạn thêm tự ti, ngại giao tiếp vì nghĩ mình "bất thường".
Tiếp đến, nó sẽ gây ra biến chứng. Nếu u nhỏ, nó có thể nằm ẩn dưới nếp da nhưng khi u to ra, chúng có thể chèn ép lên cấu trúc xung quanh như gân, cơ, dây thần kinh - gây ra tình trạng đau nhức, tê bì, ảnh hưởng đến việc duỗi - gập cổ tay.
Nguy hiểm hơn, nếu cục u đó được gắn vào gân tay, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy bàn tay bị yếu, không còn sức lực ở các ngón tay nữa.
Ngoài ra, u bị vỡ do sang chấn, va đập, u bội nhiễm có thể lan vào khớp, gây ra biến chứng khó lường.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, khi phát hiện ra những cục u nổi bất thường trên tay, bạn cần đi khám bác sĩ để lên phác đồ điều trị. Thông thường những cục u này sẽ được tiến hành loại bỏ ngay với thủ thuật khá đơn giản.
Cùng với đó, bạn luôn cần đặt ra chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế vận động khớp quá nhiều để không dẫn đến tình trạng bệnh lý xấu.
Nguồn: Viralthread, Metdaan