Xử phạt 31 doanh nghiệp xuất khẩu lao động gần 4 tỷ đồng

K.Nga |

Năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH sẽ hoàn thiện các quy định cấp phép để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.

Những năm gần đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định: Số lượng lao động đưa đi tăng dần theo hàng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp…

Trong 3 năm 2014-2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là khoảng 350 nghìn người. Năm 2017, các thị trường xuất khẩu lao động (XKLD) truyền thống tăng bất ngờ về số lượng tiếp nhận. Kết quả thực hiện năm 2017 đạt trên 130.000 người, vượt gần 24% so với kế hoạch đề ra và đạt có số kỷ lục từ trước đến nay trong lĩnh vực này.

Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đang diễn biến phức tạp. Người lao động cho biết, tình trạng thu phí xuất khẩu lao động của nhiều doanh nghiệp đang cao hơn quy định của Nhà nước, ví dụ như đi lao động Hàn Quốc, quy định chỉ có 7.000 USD nhưng các doanh nghiệp đều thu 10.000 USD...

Người lao động cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH cần tăng cường quản lý các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Xử phạt 31 doanh nghiệp xuất khẩu lao động gần 4 tỷ đồng - Ảnh 1.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay, từ năm 2016 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thu phí, tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi xuất cảnh với gần 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thu hồi giấy phép của 6 doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động của 5 doanh nghiệp, xử phạt 31 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt từ 2016 đến hết 2017 gần 4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để công khai, minh bạch thông tin đến với người lao động cả nước, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các quy định cụ thể về mức chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài (phí môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ). Thông tin cụ thể về chi phí để đi làm việc theo các hợp đồng được Bộ thẩm định.

Qua công tác kiểm tra, thanh tra, hoạt động xuất khẩu lao động dần đi vào nề nếp hơn, doanh nghiệp chấp hành việc tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của người lao động đúng pháp luật. Dù vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị người lao động phối hợp, thông tin về những trường hợp thu phí cao hơn quy định cho các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

Link gốc: Tại đây

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại