Ngày nay, dưới áp lực công việc phải ngồi nhiều, cùng với việc sử dụng các thiết bị công nghệ trong thời gian dài dẫn đến cổ và hệ xương bị quá tải.
Có nhiều người đã phải kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ dù chưa phải là người cao tuổi.
Làm sao để đối phó và phòng tránh bệnh một cách kịp thời, chuyên gia Di Huệ Bằng, Trưởng khoa xương khớp, Bệnh viện Nhân dân số 6, Thượng Hải, Trung Quốc và tiến sĩ Lỗ Trí Dũng, Viện nghiên cứu y học thể thao, Tổng cục thể thao Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tuyệt vời cho bạn.
Vì sao cổ chúng ta khi xoay chuyển lại nghe tiếng kêu răng rắc hay khục khục, đó là vì chúng vừa phải làm việc nhiều và đã rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Theo Tiến sĩ Dũng, nếu chúng ta giữ nguyên tư thế cổ trong thời gian dài sẽ làm cho cổ cứng lại, thiếu sự linh hoạt, nếu lập tức xoay chuyển sẽ phát ra tiếng kêu. Trong một thời gian dài không chăm sóc đúng cách, sẽ dẫn đến thoái hóa.
Phương pháp phòng tránh khớp cổ kêu "lạo xạo", ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Bình thường khi cổ mệt mỏi sẽ xuất hiện những tiếng rêu lạo xạo, nhưng nếu tiếng kêu này được phát ra thường xuyên hơn, thì hãy nên thận trọng, bởi đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn bắt đầu bị thoái hóa đốt sống cổ.
Theo chuyên gia Di Huệ Bằng và Lỗ Trí Dũng, đây là cách phòng tránh bệnh hiệu quả bạn nên chuẩn bị cho mình càng sớm càng tốt.
1. Tập thể dục nhiều hơn
Do công việc phải ngồi lâu trong thời gian dài, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, hãy ngừng tay và đứng dậy đi lại một chút. Trò chuyện với đồng nghiệp hoặc uống trà nước, ăn trái cây. Quãng nghỉ ngơi phù hợp này nên duy trì trong 1-2 tiếng/lần để đảm bảo rằng cơ thể được vận động.
Ngoài ra, bạn nên duy trì các bài tập thể dục thường xuyên, bài tập với vai, cổ, gáy để tăng khả năng linh hoạt cho phần cổ.
2. Rèn luyện hồi phục chức năng
Nếu một khi có các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở giai đoạn sớm, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và tham gia một số hoạt động rèn luyện hồi phục chức năng để cải thiện khối lượng cơ bắp.
Hãy giữ tỷ lệ cơ bắp xung quanh vùng cổ có sự cân bằng, làm giảm các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
3. Thay đổi trong lối sống
Nhiều người rơi vào tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xuất phát từ những thói quen thiếu lành mạnh. Ví dụ như tần suất sử dụng điện thoại di động không quá cao, sử dụng gối cao khi ngủ, ngồi nhiều trong một tư thế…
Để khắc phục điều này bạn nên chọn gối mềm, thấp hơn so với bình thường, thậm chí nên mua loại gối "có gối như không" để không làm cho cổ phải cong thêm trong một đêm dài.
Chăm sóc cổ đúng cách, đúng tư thế sẽ giúp cho cổ hồi phục lại trạng thái tự nhiên ban đầu.
Không nên dùng điện thoại quá lâu (Ảnh minh họa)
4. Xoa bóp, mát xa
Đối với các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ở mức nhẹ, thông thường bạn nên nghĩ đến các giải pháp xoa bóp mát xa trị liệu khoảng 1-2 tuần/lần lại cơ sở có chuyên môn hoặc những người hành nghề có kinh nghiệm.
Lưu ý rằng, xoa bóp vùng cổ có thể mang lại tác dụng khá tốt trong việc giảm đau. Nhưng nếu cổ thường xuyên bị mỏi, đau hoặc cứng, khó xoay chuyển trong thời gian dài thì bạn nên đi kiểm tra y tế. Bệnh này dù chữa khỏi rồi cũng sẽ có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy hãy thường xuyên quan tâm chăm sóc đúng cách.
*Theo People