Theo bài viết đăng trên kênh Quốc Y Tụ (TQ) về bí quyết để bổ thận tráng dương hiệu quả mà không cần phải uống thuốc hay bỏ nhiều công sức, chỉ cần bạn xoa bóp đơn giản ít phút mỗi ngày.
Sau đây là 4 vị trí trên cơ thể được xem là có sự kết nối và liên quan đến thận, nếu chúng ta tác động vào những vị trí này hàng ngày, có thể là cách chăm sóc thận có hiệu quả tuyệt vời.
1, Xoa tai
Massage tai để điều chỉnh chức năng thận
Việc đầu tiên của bạn là xoa nóng 2 bàn tay, sau đó xoa tay lên khắp vùng tai. Tiếp tục dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt vành tay trong khoảng 3 phút.
Đến khi bạn cảm giác được sự ấm nóng lan tỏa ở vùng tai thì dùng hai ngón tay đó tiếp tục kẹp vào chân vành tay rồi kéo lên xuống khoảng từ 12 đến 18 lần.
Sau khi làm xong, tai của bạn có chút ửng đỏ và ấm nóng, cảm nhận được sự sảng khoái, nhẹ nhàng và thư giãn.
2, Xoa eo
Đông y quan niệm rằng phần eo lưng là phủ của thận. Nếu chúng ta mát xa, xoa bóp huyệt Thận Du và huyệt Mệnh môn thì có thể có được tác dụng làm khỏe vùng eo lưng và chăm sóc thận hiệu quả.
Cách thực hiện
Xoa nóng bàn tay của bạn, sau đó úp lòng bàn tay vào phần eo lưng, nơi có vị trí huyệt thận du (tại vị trí thấp hơn 1,5 inch so với xương cột sống thắt lưng thứ hai – xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).
Sau đó tiếp tục xoa vào huyệt Mệnh môn (nằm ở vùng eo, đường giữa sau lưng, nơi điểm lõm ở cột sống thắt lưng thứ hai).
Chọn huyệt thận du làm trung tâm, tiếp tục xoa vùng lưng theo hướng lên xuống hoặc sang phải/trái.
3, Xoa huyệt Đan điền
Huyệt Đan điền được nhắc ở đây chính là hạ đan điền, là vị trí liên quan chặt chẽ nhất đến các hoạt động sống của con người, có thể củng cố và làm khỏe lá lách và bổ sung khí cho thận, làm dịu gan và bổ thận.
Cách thực hiện
Xoa đều sao cho 2 bàn tay nóng và lòng bàn tay phải được đặt ở bên ngoài của nốt xương mu bên phải. Nó nằm cách đường giữa bụng khoảng 2 inch, vị trí của huyệt Khí Xung. Lòng bàn tay trái di chuyển vòng quanh rốn dọc theo hướng của ruột già.
4, Xoa huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền chính là cái lỗ để bạn có thể bổ sung khí cho kinh túc thiếu dương thận. Trong quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, nước trong thận của cơ thể được tiết ra từ bên ngoài thông qua vị trí này, vì vậy nếu bạn khai thông lỗ này ở huyệt Dũng tuyền có thể giúp cho tim và thân luôn thông suốt, không bị tắc.
Huyệt Dũng tuyền nằm ở giữa điểm lõm ở gan bàn chân (ở phía trước bàn chân vị trí 1/3 đầu tiên của tính từ ngón chân thứ hai và thứ ba đến gót chân).
Cách thực hiện
Sử dụng ngón trỏ trái để chà nhẹ lên lòng bàn chân phải và sau đó là ngón trỏ bàn tay phải chà bàn chân trái. Cố gắng làm cho bàn chân nóng lên.
Ngâm chân có tác dụng bổ thận không kém
Hầu hết mọi người đều biết rằng ngâm chân là tốt, nhưng nhiều người không biết rằng ngâm chân trong các khoảng thời gian khác nhau có tác dụng đối với sức khỏe khác nhau. Các giáo sư của Y học Trung Quốc tin rằng nếu bạn muốn bảo vệ thận của mình, tốt nhất nên chọn ngâm chân vào khoảng 9 giờ tối, đó là thời điểm tốt nhất.
Lý do chọn thời điểm này để ngâm chân bổ thận là vì thời điểm này khí huyết ở kinh thận yếu hơn. Lúc này, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, các mạch máu trong cơ thể sẽ giãn ra, có lợi cho lưu thông máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Đồng thời, các dây thần kinh đã hoạt động căng thẳng trong một ngày dài, kèm theo đó là thận cũng đã mệt mỏi nên nếu có thể được thư giãn hoàn toàn và điều chỉnh vào thời điểm này bằng cách ngâm và xoa bóp bàn chân sẽ cảm thấy rất thoải mái.
Các danh y xưa từng nhấn mạnh rằng "Nước ngâm chân nóng không chỉ có vai trò trong việc nuôi dưỡng thận và làm sạch gan mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ."
Nếu bạn thực hiện massage chân sau khi ngâm chân xong, tuần hoàn máu đến cơ thể cũng tốt hơn và các cơ quan khác cũng được điều tiết.
Sau khi ngâm chân, bạn không nên có thêm các hoạt động nào khác mà hãy chuẩn bị đi ngủ. Bởi thời gian này rất tốt để bạn đi vào giấc ngủ và sẽ ngủ sau vài phút thì hiệu quả làm khỏe thận sẽ tốt hơn nhiều.
Khi ngâm chân, nhiệt độ nước không nên quá nóng, khoảng 40 ° C là phù hợp, thời gian ngâm không nên quá dài, khoảng nửa tiếng là phù hợp.
Ngoài ra, chậu để ngâm chân bạn cũng nên chọn lựa. Không nên dùng chậu bằng kim loại, rất dễ gây lạnh, nên tốt nhất là nên sử dụng bồn ngâm chân chất liệu gỗ, có thể thêm một chút đan sâm hoặc đương tốt cho lưu thông máu.
Cũng có thể thêm một chút kim ngân hoa, rễ bản lan, hoa cúc, có tác dụng để giảm nhiệt và hạ hỏa.
*Theo Health/TT