Người dân Trung Quốc không ai là không biết đến câu chuyện nổi tiếng về thói quen ăn uống khiến người dân tỉnh Sơn Đông trở thành "biểu tượng" điển hình chứng minh việc ăn uống có thể phòng bệnh.
Do đặc tính địa lý, huyện Thương Sơn, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) nằm ở bờ bắc dòng sông Dương Tử huyền thoại, vì thế họ cũng coi việc trồng hành tỏi ven bờ sông là kế sinh nhai.
Đất cát phì nhiêu màu mỡ bên bờ sông đã cho ra đời giống tỏi nổi tiếng và người dân cũng "sống tốt" nhờ việc trồng hành tỏi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Người Trung Quốc trong và ngoài nước đã nhiều lúc "rộ" lên trào lưu mua và tích trữ tỏi Sơn Đông khiến cho gia vị bình dân này càng trở thành "bảo bối" trong bếp của nhiều gia đình.
Vì sao hành tỏi ở Sơn Đông lại được "săn lùng ráo riết" như vậy?
Tỏi cũng là đặc sản ở Việt Nam, nếu ăn nhiều sẽ tạo nên những làng "không ung thư" như Sơn Đông (Ảnh minh họa)
Sau nhiều năm nghiên cứu và khảo sát, kể từ những năm 1980, các tạp chí về y học Trung Quốc đã công bố kết quả khảo sát của cơ quan nghiên cứu y học ở địa phương này.
Qua việc khảo sát khoảng 5000 người trên địa bàn 17 huyện thị tại tỉnh Sơn Đông, các chuyên gia phát hiện, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở các địa phương có sự khác biệt rất lớn.
Các chuyên gia nói, trong 4 huyện có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày thấp nhất nhóm khảo sát thì Thương Sơn là huyện có tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày thấp nhất. Được biết, người dân ở đây ăn tỏi trung bình khoảng 6 kg/người/năm.
Bên cạnh đó, một huyện khác là Lâm Cù chỉ cách Thương Sơn khoảng 200 km, nhưng tỷ lệ tử vong ung thư dạ dày cao gấp 10 lần.
Thông tin khảo sát cho thấy, người dân huyện Lâm Cù thích ăn dưa chua và các loại thực phẩm được bảo quản khác, tỉ lệ ăn tỏi của của họ không vượt quá 1,5 kg/người/năm.
Có một câu hỏi luôn được đặt ra là tại sao người Sơn Đông rất hiếm khi mắc bệnh ung thư dạ dày?
Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này và muốn đi tìm lời giải đáp. Một thực tế là trên mâm cơm trong bữa ăn hàng ngày của người Sơn Đông không ít khi thiếu 2 món gia vị, đó là hành và tỏi. Đây cũng là một sản phẩm "nhà trồng được" của huyện.
Sau khi phỏng vấn các chuyên gia ở Nam Kinh thì có thể khẳng định, những người hay ăn tỏi có tỉ lệ mắc bệnh ung thư rất thấp. Đáp án cho câu trả lời đích thị đã nhìn thấy trên mâm cơm của mỗi gia đình.
Căn cứ cơ sở khoa học thì tỏi chứa các thành phần có thể làm giảm hàm lượng nitrit gây ung thư, trong khi hành xanh rất giàu sulfua allyl, có thể ức chế các vi khuẩn đường tiêu hóa bằng cách chuyển nitrite thành nitrosamine, ngăn chặn quá trình gây ung thư.
"Có thể nói, muốn phòng chống ung thư dạ dày, không cần đi đâu xa, hãy học hỏi cách đơn giản của người Sơn Đông.
Họ thích ăn hành nguyên lá và tỏi, nhưng đồng thời họ cũng hạn chế ăn dưa muối, cá muối khô, thịt xông khói… để tránh dung nạp quá nhiều nitrit tạo nên chất gây ung thư nitrosamine". - Trưởng khoa ung thư Bệnh viện Nam Kinh nhấn mạnh.
Người dân Sơn Đông "không ung thư dạ dày" đã ăn tỏi trung bình 6kg/người/năm (Ảnh minh họa)
Những người cao tuổi ở đây còn có sở thích ăn tỏi sống, cách này sẽ tiêu diệt tế bào độc hại, mùa hè thì không sợ bị đau bụng, lại có thể ngăn ngừa ung thư, đúng là một công đôi việc.
Chuyện ăn hành tỏi có tác dụng phòng bệnh ung thư dạ dày ở Sơn Đông cũng đã được Bác sĩ Kim Thiếu Tinh - Chủ nhiệm khoa Dạ dày bệnh viện Nam Kinh (Trung Quốc) xác nhận.
Ông cho rằng tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở Sơn Đông có sự khác biệt rất lớn với những vùng khác, việc sách vở ghi chép rằng hành tỏi có thể ngăn ngừa ung thư thì đây chính là minh họa thực tế chân thực nhất.
Bác sĩ Kim nói thêm, kể từ khi bắt đầu thống kê và so sánh những số liệu về bệnh nhân ung thư dạ dày trong cả nước, các nghiên cứu đều cho thấy tỏi có thể ức chế sự phát triển của ung thư dạ dày.
Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tỏi có tác dụng ức chế các vi khuẩn nitrate trong dịch dạ dày và làm giảm lượng nitrat trong dịch vị dạ dày.
Một vài năm trước đây, các nghiên cứu trong nước cũng đã phát hiện ra rằng tỏi rất giàu các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có thể ức chế ung thư dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ đạt đến nồng độ 40μg /ml có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori.
Khi tiếp xúc với tỏi chúng ta thường ngửi thấy các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay ra.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức xem vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Rõ ràng nếu phòng tránh dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, có thể làm giảm 40% các tổn thương tiền ung thư và nguy cơ ung thư dạ dày.
Một nghiên cứu ở Mỹ mới đây cũng cho thấy nghiền tỏi tươi hoặc thái lát để ăn cũng góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ăn tỏi thế nào để nâng cao hiệu quả?
Có nhiều cách khử mùi tỏi trong miệng, bạn nên áp dụng để không "sợ" ăn tỏi (Ảnh minh họa)
1. Nên thái lát hoặc đập dập tỏi để khoảng 15 phút trước khi ăn
Các chuyên gia cho rằng allicin trong tỏi có tác dụng rất lớn nhưng tính ổn định lại không cao, khi tiếp xúc với nhiệt sẽ nhanh chóng mất đi tác dụng chính, vì vậy tỏi nên được ăn sống.
Việc đập dập tỏi rồi giữ trong không khí 15 phút trước khi ăn nhằm mục đích để cho chất allicin trong tỏi kết hợp với oxy mới có điều kiện để phát huy tác dụng.
2. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn ăn tỏi sống thường xuyên sau bữa cơm
Tỏi có chất kích thích, nếu ăn khi đói sẽ khiến bạn có chịu, nếu không để ý, bạn ăn tỏi trước khi ăn cơm sẽ cảm thấy bụng ấm ách.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn tỏi khi đã ăn các món khác lót dạ. Những người bị loét dạ dày tốt nhất là hạn chế ăn tỏi.
3. Cách khử mùi tỏi trong miệng
Sau khi ăn tỏi, có thể bạn sẽ rất sợ bị hôi miệng, nếu uống một ly sữa ấm, ngậm một chút trong miệng trước khi nuốt, có thể loại bỏ mùi hôi của tỏi.
Ngoài ra, uống một chút nước chanh, ăn bưởi hoặc các loại trái cây có tính axit, nhai bã chè, súc miệng nước trà cũng là cách hạn chế mùi tỏi trong miệng.
*Theo Ifeng