Nếu bạn hỉ mũi quá mạnh, bạn có khả năng gây áp lực lớn lên các ống nối tai với phía sau mũi và làm vỡ màng nhĩ.
Hậu quả chính với việc xì mũi quá mạnh là có thể khiến mũi chảy máu - quá nhiều áp lực có thể khiến các mạch máu bị vỡ - nhưng không phải là chảy máu ồ ạt. Bạn có thể nhận thấy một số vết máu trên tờ giấy ăn.
Bạn có thể xì cả hai lỗ mũi cùng một lúc, nhưng dịch mũi có thể bị lệch trong phân vùng vách ngăn giữa - gây khó khăn. Để dễ dàng hơn, bạn có thể làm lần lượt từng bên một, bịt một bên mũi và xì bên còn lại.
Hành động xì mũi chủ yếu là để thoải mái - hầu hết mọi người làm điều đó bởi vì họ có cảm giác dư thừa chất nhầy trong mũi.
Tất cả chúng ta đều sản xuất 0.75l chất nhầy mỗi ngày, và chúng ta nuốt chúng mà không nhận thấy.
Hầu hết thời gian, bạn xì mũi vì bạn có quá nhiều chất nhầy được tiết ra - bạn bị cảm lạnh, viêm mũi dị ứng hoặc các tình trạng bệnh khác. Nếu bạn làm việc trong môi trường ô nhiễm, xì mũi là cách làm sạch chất nhầy chứa các mảnh vụn và chất ô nhiễm từ khí quyển.
Thụt rửa mũi bằng dung dịch nước muối là một kỹ thuật mà các bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân bị các bệnh rối loạn mũi, chẳng hạn như dị ứng và những người bị viêm mũi họng (viêm mũi), cũng là một cách bổ sung để làm sạch chất nhầy dư thừa.
Bạn có thể nhận được dụng cụ thụt rửa mũi từ dược sĩ hoặc mua ở siêu thị thuốc.
Trích theo buổi nói chuyện của Carl Philpott, một bác sĩ tư vấn tai mũi họng và thư ký danh dự của ENT UK với Emine Saner.
Theo msn