Bình thường phần lớn thời gian đều phải đi làm nên không thường xuyên ở nhà. Trong lúc đó, các thiết bị điện trong nhà đều tắt hết, nhưng tại sao tiền điện vẫn nhiều như thế?
Đối với các thiết bị điện được sử dụng thường xuyên, chúng ta thường chỉ tắt công tắc, nhưng không biết rằng tắt công tắc chỉ đưa thiết bị vào chế độ chờ. Nếu không rút phích cắm ra thì thiết bị vẫn sẽ chạy. Từ đó chúng sẽ ngầm lấy đi rất nhiều điện, lâu dần khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng cao.
Nhưng bạn có biết thiết bị nào trong nhà tiêu tốn nhiều điện năng nhất khi ở chế độ chờ không? Bạn sẽ không ngờ được thứ thật sự tốn điện lại là những món đồ mà bạn không bao giờ để ý, chúng có thể lấy mất 10 kWh điện trong một tháng. Hãy cùng điểm qua danh sách tiêu thụ điện ngầm của các thiết bị điện ngay bây giờ nhé!
Hạng 7: Máy giặt
Mặc dù công suất của máy giặt ở chế độ chờ chỉ có 0,03 watt, nhưng điều đáng chú ý là chế độ giặt của máy giặt. Chế độ "giặt ngâm" của máy giặt tiêu thụ nhiều điện năng hơn chế độ "giặt mạnh". Điều này là do cánh quạt khi ở chế độ "giặt ngâm" sẽ quay rất nhiều lần, số lần quay và dừng tương đối lớn.
Hiện tại số điện tiêu thu để khởi động lại máy giặt là 6 lần dòng định mức, do đó chế độ "giặt ngâm" tiêu thụ nhiều điện hơn chế độ "giặt nhanh". Nếu không cần thiết, hãy cố gắng hạn chế sử dụng chế độ "giặt ngâm" .
Hạng 6: Tivi
Tin rằng khi tắt tivi, bạn sẽ chỉ nhấn trực tiếp vào nút nguồn tivi. Nhưng bạn có để ý rằng lúc này đèn trên tivi vẫn sáng không? Điều này có nghĩa là tivi đang ở chế độ chờ. Công suất của tivi khi ở chế độ chờ là 0,2 watt, việc này diễn ra hàng ngày cũng sẽ có tác động nhất định đến mức tiêu thụ điện của gia đình. Vì thế chúng ta nên rút phích cắm điện sau khi xem tivi.
Hạng 5: Lò vi sóng
Công suất chờ của lò vi sóng thấp hơn rất nhiều so với bếp từ, chỉ 0,32 watt. Khi lò vi sóng được làm nóng, nó sẽ chỉ làm nóng thức ăn có chứa nước. Vì vậy, nếu thực phẩm khô hơn thì thời gian đun sẽ lâu hơn và tốn nhiều điện hơn. Nên rưới một ít nước lên thức ăn khô rồi đậy nắp lại có thể rút ngắn thời gian đun và giảm điện năng tiêu thụ rất hiệu quả.
Hạng 4: Bếp điện
Công suất của bếp điện ở trạng thái chờ là 0,86 watt. Điều này không chỉ làm tăng điện năng tiêu thụ của gia đình mà còn làm tăng tốc độ lão hóa vi mạch và giảm tuổi thọ của bếp. Khuyến cáo ngoài việc rút phích cắm ra sau khi sử dụng, khi nấu nên bật số to để làm nóng nồi nhanh, sau đó chuyển sang số nhỏ để tiết kiệm điện.
Hạng 3: Điều hòa
Một máy điều hòa có công suất 2600w thì công suất khi ở trang thái chờ của nó là 1,11w. Khi điều hòa ở chế độ chờ, các linh kiện vẫn đang tiếp tục hoạt động. Điều này không chỉ tiêu tốn điện năng mà còn làm các linh kiện nhanh lão hóa và giảm tuổi thọ của điều hòa.
Bạn nên mua loại điều hòa tiết kiệm điện, vừa có thể tiết kiệm điện lại ít tiếng ồn. Nên thường xuyên vệ sinh bộ lọc để tránh bụi bẩn và làm tắc bộ lọc ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh.
Hạng 2: Bình tắm nóng lạnh
Bình tắm nóng lạnh là một trong những thiết bị điện được chúng ta sử dụng hàng ngày, công suất của nó có thể lên đến 3000w. Do tần suất sử dụng cao nên nếu bật bình nóng lạnh cả ngày thì lượng điện năng tiêu thụ có thể gấp khoảng 20 lần.
Nhớ tắt công tắc khi không sử dụng, và bật lên trước khi tắm 1 tiếng, khi nhiệt độ trên đèn báo đạt nhiệt độ phù hợp thì tắt đi, có thể tiết kiệm rất nhiều điện.
Hạng 1: Đầu thu kỹ thuật số
Tôi tin rằng mọi người sẽ không bao giờ tưởng tượng được một đầu thu kỹ thuật số nho nhỏ lại có mặt trong sách này, và nó còn được xếp ở vị trí đầu tiên. Công suất của một đầu thu kỹ thuật số khi hoạt động bình thường là 15,48w và công suất khi ở chế độ chờ là khoảng 15,2w. Mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ và khi hoạt động bình thường gần như bằng nhau!
Tính theo công suất chờ 15 watt, 15 watt mỗi giờ = 0,015 kWh, 0,015 kWh x 24 giờ x 30 ngày = 10,8 kWh. Có nghĩa là, một đầu thu kỹ thuật số tiêu thụ hơn 10 kWh điện trong một tháng ở chế độ chờ, quả là một con số bất ngờ! Phím bật / tắt của bộ điều khiển từ xa không thể tắt hoàn, mà phải nhấn vào công tắc trên đầu thu để tắt hoàn toàn.
Không cần biết là thiết bị gì, chỉ cần có cắm điện, thì khi ở chế độ chờ sẽ có tiêu thụ điện năng. Vì vậy, cách tốt nhất để tiết kiệm điện là rút phích cắm ra sau khi sử dụng. Hoặc mua ổ cắm có công tắc và tắt công tắc trên ổ cắm sau khi sử dụng, sẽ giúp tránh gặp sự cố khi rút phích cắm!