Kỹ năng chuyển động linh hoạt của robot đã và đang ngày càng nhận được nhiều cải tiến đáng kể và vượt trội trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Đi bộ và chạy nhảy, vốn là điều ít người nghĩ đến là thao tác dễ dàng cho robot, giờ chỉ là chuyện nhỏ.
Tuy nhiên, SALTO - một robot tí hon phát minh bởi Tiến sĩ Duncan Haldane tại Đậi học California Berkeley - lại đang làm được một điều khó khăn và đột phá hơn cả.
Thực tế, SALTO không thể nhìn hay chạy, nhưng nó lại sở hữu khả năng nhảy điêu luyện, cao và nhanh hơn bất kỳ một robot nào trước đây, thậm chí cả độ cao đạt được bởi thành tích do con người lập ra.
Theo Haldane, đây là nỗ lực đầu tiên của ông hướng đến một robot chuyên khắc phục những địa hình nhảy phức tạp, giống như các vân động viên parkour chuyên nghiệp vậy.
SALTO có thể nhảy với tốc độ 2m/s, ngoài ra còn làm được điều mà ít ai nghĩ đến: tận dụng điểm tiếp xúc trên tường để làm đà cho một bước nhảy liên tiếp cao hơn nữa.
Nghe có vẻ giống như những cơ chế ảo diệu trong các trò chơi điện tử, nhưng thực ra đây hoàn toàn dựa vào quy luật xuất phát từ tự nhiên, cụ thể là loài vượn mắt to đuôi dài ở trong rừng mưa nhiệt đới.
Chúng có thói quen cúi mình lấy đà chuẩn bị cho cú nhảy đầu tiên, sau đó dựa vào các điểm tựa để liên tục nhảy thêm nhiều lần nữa đến các cành cây xa hơn.
"Loài vượn này chính là cơ sở để tôi theo dõi, nghiên cứu thiết kế SALTO," Haldane cho biết.
SALTO Robot
Bí quyết nằm sau cú nhảy "thần thành" này của SALTO là kết cấu 1 chân. Thay vì sử dụng sức mạnh đến từ động cơ, SALTO lấy đà bằng cách nhún người trước khi thực hiện cú nhảy đầu tiên và tiếp tục tận dụng lực đó để tiếp tục nhảy lần 2 ngay khi tiếp xúc vào tường.
Được biết, góc nhìn thiết kế dựa theo động vật cũng từng được vận dụng trước đây, như MIT chế tạo một robot báo với những bước chạy đầy tốc độ.
Vì đây là cơ chế dựa trên cấu tạo cơ học kỹ thuật chứ không phải nền tảng công nghệ chuyên sâu, cho nên Haldane khẳng định nó hoàn toàn có thể dễ dàng được nâng cấp và cải tiến lên mẫu mã với kích thước lớn hơn.
"Thông thường thì mọi người luôn áp dụng quan điểm rằng kích thước sẽ tỷ lệ thuận với giá thành của robot," Haldane nhận định.
"Nhưng những tiêu chuẩn thiết kế chúng tôi đề ra lại hoàn toàn tương đương nhau trên mọi quy mô chế tạo. Thực tế thì chúng ta vẫn luôn cần một mẫu robot lớn hơn như thế này để phục vụ các mục đích cao cả và quan trọng đáng kể hơn."
Mục tiêu cuối cùng của Haldane khi nói đến SALTO không đơn thuần chỉ là một con robot biết thực hiện những trick parkour độc đáo, mà còn vì lợi ích chung của con người nữa.
Chẳng hạn như khi xảy ra thiên tai hoặc đối đầu với những địa hình khó khăn không bằng phẳng, những người anh em kế nhiệm của SALTO chắc chắn sẽ không làm chúng ta thất vọng.
Tham khảo: Mashable