Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế

Ngọc Văn |

Do không được sử dụng bất kỳ các loại máy móc cơ giới nào trong quá trình bóc gỡ, hạ giải kè đá cổ bảo vệ Kinh thành Huế để tôn tạo lại, nhà thầu thi công đã thuê nhân công bóc tách, gom nhặt từng vỉa, khối đá tím cổ xưa tại công trình hơn 200 năm tuổi này nhằm tái sử dụng cho trùng tu di tích.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 1.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - chủ đầu tư "Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành Huế", đơn vị vừa yêu cầu nhà thầu tiến hành thi công thí điểm 220m bờ kè Kinh thành Huế đoạn từ cửa Ngăn (cửa Thể Nhơn) đến Nam Xương đài ở mặt nam Kinh thành Huế để đánh giá, chọn giải pháp trùng tu thích hợp cho hạng mục công trình “Tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào mặt nam Kinh thành Huế".

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 2.
Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 3.

Do không được sử dụng bất kỳ loại máy móc cơ giới nào như máy đào, xe ủi, xe múc vào quá trình tháo dỡ công trình cũ, đơn vị thi công là Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã thuê gần 20 nhân công tiến hành bóc gỡ, gom nhặt thủ công từng vỉa, phiến, khối đá tím (đá gan gà) - loại đá nguyên bản trong xây dựng bờ kè dọc Hộ Thành hào bảo vệ Kinh thành Huế.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 4.

Những vật liệu cũ (đá tím) được sử dụng xây dựng Hộ Thành hào sau khi được bóc gỡ thủ công sẽ được tập kết theo cụm và tái sử dụng toàn bộ cho công trình trùng tu, tôn tạo bờ kè đá này.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 5.

Những khối đá cổ tại công trình di tích có từ thời vua Gia Long.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 6.

Những khối, tảng đá lớn hơn cả thân người nhưng quá trình bóc tách, tháo ra khỏi kè bảo vệ Kinh thành Huế chạy dọc Hộ Thành hào phải hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công để tránh những tác động cơ giới phá vỡ tính nguyên trạng của vật liệu.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 7.

Theo ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đoạn bờ kè thi công thí điểm sẽ được xếp đá theo kỹ thuật truyền thống, có vữa kết dính ở bên trong. Riêng phần đá cũ (đá tím) của công trình cổ sẽ được sắp xếp ở mặt ngoài theo phương thức “xếp đá khan” không có vữa kết dính.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 8.

Sau khi tính toán, đoạn kè đá cổ này đã được bóc gỡ bằng phương pháp thủ công để phục vụ tôn tạo trở lại bằng giải pháp "xếp đá khan" bên ngoài.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 9.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn cho biết, để thực hiện đoạn công trình trùng tu thí điểm này, chủ đầu tư đã thành lập hội đồng đánh giá hiện trạng di tích, cân nhắc thận trọng đoạn kè nào cần tháo dỡ tu bổ, đoạn nào bảo tồn nguyên trạng. Sau khi thi công thí điểm xong 220m bờ kè, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức hội thảo để đánh giá, tìm phương án thi công thích hợp tiếp theo.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 10.

Một đoạn kè hư hỏng, nhiều khối đá cổ đã không còn cạnh cửa Thể Nhơn, phía xa là di tích Kỳ đài Huế.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 11.
Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 12.

Theo tìm hiểu thực tế từ công trình, nhân công làm việc ở đây cho biết, việc tháo gỡ kè đá bằng phương pháp thủ công tốn rất nhiều thời gian, công sức. Tốp công nhân có nhiệm vụ chuyên bóc gỡ đá cổ phải chọn phương án làm việc “cách nhật” trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, đá lại rất lớn, mới đủ sức khỏe để duy trì công việc lâu dài tại công trường.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 13.

Các khối đá cổ được tập kế ở chân tường bờ thành của Kinh thành Huế.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 14.

Các khối đá nguyên bản này sẽ được sử dụng trở lại.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 15.

Trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Tuấn cũng hết sức thận trọng: "Giữa thực tế và phương án tính toán thi công sẽ có nhiều vấn đề cần trao đổi. Nếu cần thiết, chúng tôi có thể đề xuất làm lại phương án thiết kế và giải pháp thi công”. Liên quan Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành Huế, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan từng triển khai hạng mục trùng tu, tôn tạo đoạn kè bảo vệ Kinh thành Huế từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh đài. Hạng mục này từng sử dụng máy móc cơ giới để bóc gỡ, hạ giải đá cổ khiến dư luận phản ứng.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 16.

Kè đá ven Hộ Thành hào đoạn chạy qua trước Kỳ đài Huế đã được trùng tu. Dưới hào trồng rất nhiều hoa sen.

Xem công nhân kỳ công gỡ, nhặt từng vỉa đá cổ trùng tu kè bảo vệ Kinh thành Huế - Ảnh 17.

Vào mùa hè, sen dưới Hồ Thành hào đua nở tạo nên khung cảnh đẹp mắt cho Kinh thành Huế. Hy vọng, sau khi những hạng mục trùng tu bờ kè bảo vệ Kinh thành Huế hoàn thành, những ao sen, hào sâu đầy sen như thế này sẽ tiếp tục được nhân rộng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại