Hình minh họa về tàu thám hiểm Orion quay quanh Mặt trăng.
Sau 65 năm thám hiểm Mặt trăng, Mỹ cuối cùng sẽ đưa xe tự hành đầu tiên của mình lên Mặt trăng. Thế nhưng, nhiệm vụ này không được chỉ đạo bởi các kỹ sư của NASA mà nó là đứa con tinh thần của một nhóm sinh viên đại học Mỹ.
Xe thám hiểm Iris được phát triển bởi các sinh viên, giảng viên và cựu sinh viên tại Đại học Carnegie Mellon, bang Pennsylvania, Mỹ trong khoảng thời gian ba năm. Nó sẽ được đưa lên Mặt trăng như một phần của chương trình Dịch vụ Tải trọng Mặt trăng Thương mại (CLPS) của NASA, bước đột phá của cơ quan này trong việc hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thương mại.
Ban đầu, nó được lên kế hoạch phóng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, nhưng những thất bại trong chương trình lên Mặt trăng của NASA đã trì hoãn việc phóng đến năm nay.
Trong khi đó, xe thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Mỹ (xe tự hành Viper của NASA) dự kiến sẽ ra mắt vào năm tới, sau xe tự hành đầu tiên được phát triển bởi các sinh viên đại học Mỹ khoảng 1 năm.
Xe thám hiểm này chỉ nặng 2 kg (tương đương chiếc hộp đựng giày) có các bánh xe bằng sợi carbon với kích thước bằng nắp chai. Nhiệm vụ kéo dài 60 giờ của nó sẽ chủ yếu là một nhiệm vụ trực quan: chụp ảnh bề mặt của Mặt trăng để nghiên cứu địa lý. Nó cũng sẽ thử nghiệm các kỹ thuật mới khi truyền dữ liệu về vị trí của nó trở lại Trái đất.
Việc đưa xe thám hiểm của nhóm sinh viên đại học hiện đang được lên kế hoạch vào ngày 4/5, ngày được gọi là “Ngày Chiến tranh giữa các vì sao quốc tế” - từ Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ.
“Hàng trăm sinh viên đã dành hàng nghìn giờ cho việc phát triển xe thám hiểm Iris. Chúng tôi đã làm việc trong nhiều năm cho sứ mệnh này và để có ngày ra mắt trên là một bước thú vị,” Raewyn Duvall, cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon và chỉ huy sứ mệnh cho biết.
Theo Live Science