Nguyên lý triết học âm dương trong kiến trúc xưa
Từ rất xa xưa, con người đã biết khai thác và sử dụng gỗ có sẵn trong thiên nhiên để tạo nên nhà cửa hay các công trình phục vụ đời sống, sản xuất.
Với công cụ thô sơ và bằng sự sáng tạo tuyệt vời, người xưa đã phát minh ra một kỹ thuật xây dựng mà không cần dùng tới một chiếc đinh nào.
Kỹ thuật này mang đậm triết lý âm dương với một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng), sẽ giúp hai thanh gỗ có thể kết hợp với nhau một cách khăng khít.
Kỹ thuật "Mộng nêm đinh gỗ". Ảnh Internet.
Kết cấu mộng một chân, ba răng, bàn vuông. Ảnh Internet.
Không chỉ tạo nên các kết cấu tinh xảo và bền vững, kỹ thuật này còn được nâng tầm lên nghệ thuật kiến trúc cổ và ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị của mình.
Sau này, người Nhật đã kế thừa và tạo nên kỹ thuật cho riêng mình có tên phương pháp Kanawatsugi.
Nghề mộc đạt đến mức độ nghệ thuật ở Nhật. Ảnh Internet.
Kanawatsugi hay "Hà hợp kế thủ" (bắt tay giữa các dòng sông) được các kiến trúc sư của Nhật tập trung nghiên cứu nhằm tạo ra các kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao mà bền vững dù không sử dụng đinh.
Sự bền vững của các công trình được chứng thực qua thời gian và tồn tại ngay cả trong các trận động đất mạnh cấp 8, chúng tỏ ra ưu thế hơn cả những công trình dùng đinh vì không bị rỉ sét khiến gỗ mục nát hay bị long ra trong các trận động đất.
Người thợ phải nghiên cứu rất kỹ trước khi xây dựng. Ảnh Internet.
Những thợ mộc làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo này có tên gọi là Miyadaiku, ngoài ra những thợ làm nhà gỗ còn tạo nên các công trình lớn như đền thờ có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi dù trải qua vô số thăng trầm thời gian và thiên tai.
Video: Những kỹ thuật độc đáo của người Nhật
Kỹ thuật xây dựng không cần đinh.
Những hình khối được thiết kế chính xác và tinh tế.
Tham khảo: Boredpanda, Laughingsquid, Demilked