Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là "bảo bối" của họ

Trang Ly |

Nung nấu đánh bật vị trí số 1 của Mỹ, Trung Quốc sắp "ra lò" kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất hành tinh vào năm 2023.

Không chịu "lép vế" trước các cường quốc trên thế giới (như Nhật Bản, Mỹ...), Trung Quốc hiện đang nổi lên là quốc gia sở hữu khá nhiều "cái nhất" trong lĩnh vực công nghệ.

Trong đó, phải kể đến siêu máy tính chạy nhanh nhất thế giới Sunway TaihuLight được Top500.org xếp vị trí số 1 hồi tháng 6/2016; hay trang trại năng lượng Mặt trời nổi lớn nhất thế giới có công suất lên đến 40 megawatts; và thế hệ tàu nhanh nhất hành tinh mang tên Phục Hưng (Fuxing) mà Trung Quốc ra mắt ngày 21/9/2017, đạt vận tốc cực đại đạt 400km/giờ...

Trung Quốc nung nấu là quốc gia đầu tiên tìm thấy dấu hiệu người ngoài hành tinh

Chưa dừng ở đó, tham vọng chinh phục vũ trụ của quốc gia này không hề thua kém NASA hay ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), bằng chứng là giữa năm 2017, Trung Quốc ra mắt chiếc kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới có tên Five hundred meter Aperture Spherical Telescope (FAST).

"Ngốn" 180 triệu USD, FAST thực sự là sự nâng cấp lớn của Trung Quốc trong sứ mệnh chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, điểm yếu của FAST là hệ thống kính viễn vọng vô tuyến này không thế xoay.

Do đó, để tiếp tục nâng cấp cao hơn nữa nhằm thỏa mãn tham vọng chinh phục vũ trụ, các nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục kế hoạch xây dựng một kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới có thể xoay, mang tên Xinjiang Qitai 110m Radio Telescope (QTT).

Dailygalaxy cho biết, QTT có đường kính lên đến 110 mét, tổng chiều cao là 100 mét và nặng khoảng 6.000 tấn.

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 1.

Theo kế hoạch nếu hoàn thành vào năm 2023, QTT của Trung Quốc sẽ là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Dailygalaxy

Theo Thepaper.cn, kế hoạch xây dựng đã được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chấp thuận vào ngày 26/12/2017 và chính thức thông qua vào đầu tháng 1/2018.

Mục đích của QTT là tìm kiếm dấu hiệu tồn tại của người ngoài hành tinh, sự sống ngoài hành tinh cũng như giải mã những bí ẩn vũ trụ khác như sóng trọng trường, hố đen và vật chất tối.

Các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết: "Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới này có thể quét ba phần tư bầu trời, bao gồm cả trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta, và có thể theo dõi nguồn gốc của bất kỳ tín hiệu nào nhận được ngoài vũ trụ."

Nhà nghiên cứu thuộc Viện tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái Đất (SETI) cho biết, "Việc có thể tìm ra dấu hiệu của nền văn minh ngoài hành tinh là điều không hề đơn giản. Chúng ta còn phải chờ vào hiệu quả mà QTT mang lại. Hy vọng, QTT sẽ góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn còn quá nhiều từ vũ trụ."

Theo đúng kế hoạch hoàn thành vào năm 2023, chiếc kính QTT của Trung Quốc sẽ đánh bật vị trí số 1 của kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới của Mỹ là Robert C. Byrd Green Bank Telescope (GBT), đặt tại Tây Virginia (Mỹ).

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 2.

Robert C. Byrd Green Bank Telescope (GBT) hiện là chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Ảnh: Wired.

Dự kiến chiếc kính này sẽ đặt tại vùng tây bắc khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Nếu hoàn thành, đường kính đĩa của QTT sẽ lớn hơn khoảng 10% so với GBT.

Trung Quốc đã có những tiến bộ to lớn trong việc thăm dò không gian vũ trụ trong những năm gần đây. "Trung Quốc đang thể hiện mình là "đối thủ nặng ký" với các cường quốc vũ trụ khác trên thế giới", là lời nhận xét của Fabio Favata, giám đốc khoa học của ESA.

Theo nguồn tin rò rỉ, Trung Quốc chi khoảng 6 tỷ USD mỗi năm cho các chương trình không gian (hơn Nga 1 tỷ USD).

Từ nay đến năm 2020, Trung Quốc đang ấp ủ các tham vọng vũ trụ không hề kém cạnh gì so với các quốc gia khác như Mỹ, Nga, Nhật Bản, châu Âu, bao gồm: Khám phá nửa tối còn lại của Mặt Trăng vào năm 2018; Phóng trạm vũ trụ của riêng mình vào năm 2020; "Thuộc địa hóa" sao Hỏa năm 2020 (đọc bài chi tiết, tại đây).

Xa hơn nữa, Trung Quốc còn muốn thăm dò sao Mộc vào năm 2036 và sao Thiên Vương vào năm 2046.

Nếu những kế hoạch này thành công, Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành "cường quốc vũ trụ" của thế giới. Rõ ràng là người Trung Quốc đang mạnh dần lên trong hành trình thu phục không gian.

Xem thêm ảnh về chiếc kính QTT

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 3.

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 4.

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 5.

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 6.

Những ứng viên thăm dò sự sống ngoài hành tinh

Những ứng viên thăm dò sự sống ngoài hành tinh

Liên quan đến tham vọng chinh phục vũ trụ của loài người trong việc kiếm tìm dấu hiệu sự sống/người ngoài hành tinh, Cnet đã có bài viết về những "ứng viên" để loài người kiếm tìm, bao gồm: Sao Hỏa, Ceres (hành tinh lùn nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời),

Sao Mộc, Titan (vệ tinh lớn nhất của sao Thổ), Enceladus (vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ), Europa (vệ tinh của sao Mộc), Callisto (vệ tinh sao Mộc), Ganymede (vệ tinh lớn nhất của sao Mộc), sao Kim, sao Diêm Vương, Proxima b, hệ mặt trời Trappist-1, "siêu Trái Đất" Wolf 1061c...

Trung Quốc nung nấu vượt Mỹ, tìm bằng được người ngoài hành tinh: Đây là bảo bối của họ - Ảnh 7.

Hệ mặt trời Trappist-1, một trong những ứng viên kiếm tìm sự sống ngoài hành tinh của nhân loại. Nguồn: NASA

Nguồn: Cnet, People

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại