Chuẩn bị cho kỳ họp HĐND TP sắp diễn ra, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc với gần 200 cử tri quận Hoàn Kiếm báo cáo nội dung của kỳ họp. Trong đó, vấn đề về Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và phụ cận đang được dư luận quan tâm đã được đề cập.
Theo ông Nguyễn Công Hoan (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm), vấn đề dự án xây dựng nhà ga trung tâm tại ga Hàng Hà Nội được người dân và các chuyên gia xây dựng, kiến trúc góp ý, kiến nghị nhiều. Ông Hoan, đã đặt ra câu hỏi cho lãnh đạo TP Hà Nội khi kiến trúc, quy hoạch của một dự án xây dựng có lớn hơn quy định của thành phố không?
Bởi theo ông, hiện quy định của TP Hà Nội ở khu vực trên không được xây dựng quá 18 tầng nhưng mới đây lãnh đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc đã trả lời là do tái định cư tại chỗ nên nhà phải xây dựng từ 40 đến 70 tầng mới đáp ứng được.
Ông Hoan đề nghị UBND TP Hà Nội nên thông tin công khai đầy đủ trên truyền thông đại chúng, xin ý kiến đóng góp của nhân dân, đặc biệt là các ban ngành chuyên môn và những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
“Bất kỳ dự án xây dựng, cải tạo nào cũng phải hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Kiến trúc phải có tầm nhìn cho sự phát triển của Thủ đô vài chục năm sau.
Xây dựng cải tạo sao cho người dân không bị muôn thủa tắc đường, không để con cháu đời sau chê cười vì lợi ích nhóm mà kiến trúc xây dựng không hợp lý tại khu vực gắn liền với lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến”, ông Hoan đề nghị.
Nêu thực trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra phức tạp, ông Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền), kiến nghị thành phố cần có giải pháp kết hợp đồng bộ giữa nâng cấp hạ tầng giao thông đường phố và đặc biệt là hạn chế tối đa những vùng đất vàng để đầu tư các dự án cao tầng…
Đề xuất xây cao ốc ở ga Hà Nội: Đưa đáp số trước đề bài?
Kiến trúc sư Nguyễn Việt Huy, Tiến sĩ Quy hoạch đô thị Đại học Paris Pantheon từng phản đối ý tưởng di dời ga Hà Nội, tiếp tục bày tỏ sự không đồng tình với cách làm của Hà Nội đề xuất xây cụm cao ốc 70 tầng tại vị trí nhà ga lịch sử này.
Khẳng định Đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và phụ cận đang trong quy trình lấy ý kiến và sắp tới Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày phương án đề xuất ở không gian đi bộ hồ Gươm cũng như trước cửa ga Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết:
Quy hoạch này để phục vụ lâu dài, trong đó cải tạo đời sống cho người dân làng Linh Quang, khu Văn Chương đã và đang xuống cấp. Xem chi tiết các phương án, tôi tin là nhân dân sẽ có đánh giá khác”.
Theo lãnh đạo TP Hà Nội, khi triển khai chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Bộ GTVT, Hà Nội đã thuê tư vấn Nhật Bản – đơn vị có nhiều kinh nghiệm quy hoạch các ga. Đơn vị này cũng có nhiều kinh nghiệm và thành công với mô hình quy hoạch các ga theo hình thức TOD (Transit Oriented Development- phát triển đô thị gắn kết)
Sau thời gian dài nghiên cứu, đơn vị tư vấn đã đề xuất 2 phương án. Trong đó, phương án Hà Nội xin ý kiến các bộ, ga Hàng Cỏ được giữ nguyên chỉ có thêm các tòa nhà để phục vụ công tác vận hành quản lý.
Trong quy hoạch do đơn vị tư vấn lập, ga Hà Nội được đề xuất trở thành điểm trung chuyển đa phương thức; quảng trường trước ga là đầu mối giao thông đảm nhiệm chức năng khớp nối tổng hợp nhiều phương tiện, nơi hội tụ các hoạt động của người dân thành phố.
Trả lời câu hỏi vì quy hoạch chiều cao công trình ở khu vực này, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, theo quy định hiện hành của Hà Nội, tại khu vực lân cận ga Hà Nội chiều cao tối đa các dự án là 18 tầng, khu vực Văn Chương là 24 tầng.
Thực tế, 80% người dân có liên quan đến dự án đều mong muốn tái định cư tại chỗ, vì vậy đơn vị tư vấn đề xuất nâng cao tầng và xây Trung tâm thương mại để bù đắp.
Đây là phương án tư vấn đưa ra để lấy ý kiến của người dân để xem muốn đi hay tái định cư tại chỗ. “Do vậy, người ta đưa ra phương án giảm mật độ xây dựng thì phải nâng chiều cao công trình.
Và đây cũng chỉ là đề xuất của nhà tư vấn thôi chứ chưa phải là quyết định nếu 24 tầng và 18 tầng thẩm quyền thuộc Chủ tịch UBND TP phê chuẩn. Nếu cao hơn phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết.
“Bất kỳ dự án xây dựng, cải tạo nào cũng phải hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Kiến trúc phải có tầm nhìn cho sự phát triển của Thủ đô vài chục năm sau.
Xây dựng cải tạo sao cho người dân không bị muôn thủa tắc đường, không để con cháu đời sau chê cười vì lợi ích nhóm mà kiến trúc xây dựng không hợp lý tại khu vực gắn liền với lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến”, ông Hoan đề nghị