Cụ thể, khi gọi GrabCar 7 khách hàng phải bỏ mức cước phí tối thiểu 28.000 đồng cho 2km đầu tiên và 14.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Trong khi đó với dòng xe GrabCar 4 chỗ vẫn giữ mức giá cũ 11.700VNĐ/km, tuy nhiên áp dụng cước phí tối thiểu 24.000VNĐ cho 2km đầu tiên. Khi khách hàng thay đổi lộ tình sẽ phụ thu thêm 30.000 đồng/điểm dừng.
Trước đó ngày 6-7, GrabCar cũng điều chỉnh giá cước ở Hà Nội, từ 9.000 đồng/km lên 10.000 đồng/km, đồng thời giá 2 km đầu cũng tăng từ 18.000 đồng lên 20.000 đồng.
Ngoài ra, GrabCar còn áp dụng giá cước linh động như dịch vụ Uber, tức sẽ tự động tăng lên 20% so với mức cước thông thường vào khung giờ kẹt xe từ 11 giờ - 13 giờ và 17 giờ - 19 giờ tại các khu vực trung tâm như: quận 2, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, quận 10.
Đại diện truyền thông Grab tại Việt Nam cho biết lý do điều chỉnh giá cước trong bối cảnh xăng dầu giảm là "yêu cầu của các đối tác vận tải".
Việc tăng giá cước đã khiến dịch vụ này gần sát nút với giá cước của các hãng taxi truyền thống.
Cụ thể, nếu lưu thông lộ trình từ sân bay Tân Sơn Nhất về chợ Bến Thành sử dụng GrabCar 7 chỗ có cước phí 109.000 đồng, Uber giá 88.000-115.000 đồng và hãng taxi truyền thống có giá 105.000– 130.000 đồng.
Như vậy, sau khi Grab tăng giá cước đã khiến sự chênh lệch taxi "công nghệ" với các hãng truyền thống có giá gần bằng nhau.
Trước thông tin "đối thủ" Grab tăng giá đại diện hãng Uber Việt Nam cho biết hiện chưa có thông tin chính thức hãng này tăng giá theo, vẫn giữa mức cước như cũ.