Vụ “thầy tát tai, trò lên gối”: Hiệu trưởng hoang mang cùng cực

Chiều 19.2, điện thoại Hiệu trưởng Quách Nguyễn Huyền Trân liên tục đổ chuông. Bà Trân nói đã hoang mang cùng cực trước hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn suốt hai ngày qua.

“Có người gọi tới như muốn khủng bố, vặn vẹo chất vấn chúng tôi vì sao vẫn duy trì công việc của thầy Tuấn. Trong ngày hôm nay, có 2 người đàn ông tự xưng là Thanh tra Chính phủ. Họ kẻ trước người sau, không ai biết ai nhưng đều cùng đặt vấn đề “xin một góc chào xuân trên tạp chí chuyên ngành”. Một trong hai người còn nói đã gửi “tài liệu” qua hộp thư điện tử. Tôi thực sự không biết phải làm gì nữa”- bà Trân bối rối. -Liên quan đến đoạn clip phát tán trên mạng, hiệu phó Vương Trường Quân cho biết, đã tiến hành kiểm điểm học sinh Đào Duy Tùng. Tùng bị phê bình vì vi phạm nội quy mang điện thoại vào lớp học.

Cũng trong ngày 19.2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng đã ký văn bản, yêu cầu Sở GDĐT xác minh, chỉ đạo xử lý nghiêm những cá nhân liên quan trong đoạn clip “thầy tát tai, trò lên gối” đăng tải trên các trang mạng xã hội. Sở GDĐT tỉnh có văn bản giải trình về vụ việc diễn ra sáng 20.1, tại Trường THPT Nguyễn Huệ. Nhân vật chính xuất hiện ở đoạn clip dài 1 phút 07 giây là thầy giáo Trần Anh Tuấn và hai học sinh lớp 11A1 là Nguyễn Phúc Nghĩa, Nguyễn Thanh Long.

Một số ý kiến về vụ việc “thầy tát tai, trò lên gối ở Bình Định”:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TNTN&NĐ của Quốc hội Lê Như Tiến: Đừng dạy dỗ những điều xa vời. Qua vụ việc để thấy rằng, nhà trường hiện nay đang nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà không thật sự chú trọng đến dạy đạo đức, lễ phép cho học sinh. Gia đình cũng lơ là trong việc giáo dục con cái sự lễ phép, còn xã hội thì có quá nhiều luồng thông tin thiếu lành mạnh từ Internet... Tất cả những điều này đã khiến học sinh méo mó trong nhận thức, không điều chỉnh được hành vi dẫn đến những hành động sai trái.

Riêng vụ việc tại Bình Định, cũng cần phải nói thêm về hành vi thầy giáo tát học sinh. Bản thân người thầy nếu không phải là người mẫu mực trong hành vi, ứng xử, không phải là tấm gương sáng, thậm chí là bạo lực với học sinh thì không bao giờ có thể đứng trên bục giảng để dạy dỗ chính các em.

Các nhà trường vì thế cũng nên đặt câu hỏi tại sao lại có những thầy - cô giáo bạo lực như vậy? Thầy cô là một mắt xích trong giáo dục đạo đức nhà trường, vì thế cần là tấm gương để học sinh noi theo.

TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam): Học sinh cần học lại những bài học luân lý! Người thầy giáo tát học sinh ở Bình Định còn trẻ tuổi, chỉ là giáo viên hợp đồng, chưa đủ tư cách, bản lĩnh, tầm văn hóa nên hành xử của thầy giáo là sai, không lựa chọn phương pháp sư phạm thích hợp để xử lý tình huống đúng.

Hiện nay quan hệ thầy trò đang bị thị trường hóa, không còn chuyện thầy trò nhường cơm sẻ áo như ngày xưa. Mối quan hệ có tính chất truyền thống như thuở nào đang dần mất đi. Nhà trường cũng có xu hướng ít chăm lo đến trao đổi, khơi dậy tình cảm tốt đẹp từ phía thầy và trò, đấy là bức tranh chung của giáo dục VN.

Để điều chỉnh, vẫn là tổ chức sinh hoạt giáo dục, quay trở về những giá trị ban đầu. Nhà trường cần đối thoại thường xuyên, thầy trò dành thời gian cho nhau nhiều hơn ngoài những bài giảng khô cứng, giáo điều.

Trong ngành giáo dục, cần có một cuộc vận động nghiêng về giáo dục đạo đức như một giá trị truyền thống cần được khơi dậy, bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất, học sinh cần học lại những bài học luân lý chứ không phải là bài giáo dục công dân cao xa, to tát, trong khi không coi cha mẹ, thầy cô ra gì!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại