"Võ Nguyên Giáp đã sớm bộc lộ tư chất của một nhà lãnh đạo"

(Soha.vn) - "Được học trường Quốc học là một vinh dự và cũng là phù hợp với khả năng của Giáp. Ông tỏ ra rất thông minh và đặc biệt xuất sắc về văn chương và lịch sử".

Cuốn sách Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá do Công ty sách Thái Hà phát hành đã tái hiện chi tiết cuộc đời vị tướng đại tài của dân tộc Việt Nam. Tác giả của cuốn sách - giáo sư sử học người Mỹ Cecil B. Currey - đã dành nhiều năm dày công nghiên cứu và trò chuyện trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có được những tư liệu quý giá, chân thực nhất về ông. Chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một số trích đoạn đặc sắc từ cuốn Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá!

"Ở trường tiểu học mặc dù người Pháp giám sát kỹ chương trình học nhưng các bài giảng và ghi bài đều bằng tiếng Việt, chỉ khi vào lớp 3 trẻ mới bắt đầu học tiếng Pháp mỗi tuần vài giờ.

Trong nhiều thể kỷ, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho học. Nền tảng của phần lớn học vấn của Giáp là theo tinh thần Khổng giáo, kính trọng quan lại, ông bà cha mẹ, trên kính dưới nhường, anh em nhường nhịn nhau, em đối với anh, nhất là con trưởng đối với cha mẹ, gia đình, đối với làng nước và xã thôn, đối với vua, vua đối với Trời.

Trong thế giới quan người Việt, cá nhân và gia đình hoà quyện với nhau. Đồng thời Giáp cũng học lịch sử, địa lý, văn chương, số học và vạn vật. Ban đầu học địa lý chủ yếu là địa lý Việt Nam, sau đó lên lớp 3 mới dần dần học địa lý các nước bên ngoài biên giới Việt Nam.

Về lịch sử Giáp tiếp thu các bài học về cuộc đời các anh hùng trong quá khứ: Lê Lợi chống đô hộ Tàu năm 1428, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên năm 1283 và 1287, Phan Đình Phùng tham gia phong trào Cần Vương, Lý Thường Kiệt dẫn quân xâm lấn Chiêm thành, năm 1069 mở mang bờ cõi rồi tiến hành chiến tranh chống Tống, Nguyễn Huệ chống nhà Thanh xâm lược miền Bắc rồi lên ngôi lấy tên hiệu là Quang Trung và nhiều cái khác nữa.

Từ bậc tiểu học khi học xong đến trung học, Giáp đều rất tự hào về gia đình cũng như lịch sử của quá khứ. Ông được biết có nhiều hoàng đế Việt Nam đã dốc toàn lực chống xâm lược. Ông được học các vị vua đã kêu gọi toàn dân đứng lên chống ngoại xâm như thế nào và trừng trị kẻ bán nước ra sao. Ông rất am hiểu các bài học đó.

Lên 8 tuổi học xong bậc tiểu học, ở trường làng An Xá, Giáp được ông Cửu Nghiêm xin cho vào học trường tổng trong thị trấn Đại Phong rất gần làng. Tại đây có chợ tổng mấy ngày lại họp một phiên chính phục vụ việc lưu thông hàng hoá cho cả tổng. Giáp học ở trường tổng hai năm (lớp nhì năm thứ nhất và lớp nhì năm thứ hai). Lên 10 tuổi ông học trường huyện để năm sau, 11 tuổi bắt đầu vào trường tỉnh.

	Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 1923, Giáp đã 12 tuổi thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp bậc tiểu học. Đối với một thiếu niên Việt Nam hồi đó đạt đến trình độ học vấn đó không dễ dàng chút nào, vì các nhà đương cục Pháp hạn chế việc mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ. Theo họ, dân chúng dốt nát thì dễ dắt mũi hơn.

Năm sau, Giáp dự thi vào trường Quốc học Huế nhưng không trúng tuyển. Những ngày tháng tiếp theo, Giáp miệt mài học ôn để hy vọng đỗ vào kỳ thi tuyển thứ hai. Quả nhiên trong kỳ thi thứ hai năm 1925 Giáp đỗ với kết quả xuất sắc xếp hạng nhì trong tổng số thí sinh trúng tuyển.

Ông Cửu Nghiêm được sự ủng hộ của một người bạn là cố đạo René Morinot, một cha xứ rất được kính trọng trong vùng. Cha René tự ý gửi gắm Giáp cho nhà thờ xứ Huế giúp đỡ Giáp theo học.

Hai ông bà Cửu Nghiêm rất sung sướng được có con học trường Quốc học Huế, học bằng tếng Pháp và cũng là vườn ươm những hạt giống cách mạng. Giáp đã sớm bộc lộ tư chất của một nhà lãnh đạo. "Được học trường Quốc học là một vinh dự và cũng là phù hợp với khả năng của Giáp. Ông tỏ ra rất thông minh và đặc biệt xuất sắc về văn chương và lịch sử. Ban giám hiệu nhà trường công bố trên bảng những kết quả học tập của học sinh. Trong hai năm học trường Quốc học Huế, Giáp luôn luôn đứng đầu trong lớp chỉ trừ có một tháng rớt xuống hạng nhì...".

Kỳ sau: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những chuyện kể về danh tướng Napoléon

Kính mời Quý độc giả gửi lời chúc thọ đến Đại tướng, gửi bình luận và ý kiến về HUYỀN THOẠI THẾ KỶ 20 VÕ NGUYÊN GIÁP. Tất cả ý kiến xin gửi về hộp thư [email protected] hoặc gõ vào ô Viết bình luận dưới cuối bài báo. Những ý kiến, bình luận có ý nghĩa sẽ được chúng tôi đăng tải. Trân trọng!

Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc trong vườn ươm hạt giống cách mạng Tướng 87 tuổi nói về "thủ đoạn bẩn thỉu, xấu xa" của một số người trẻ

(Soha.vn) - “Bây giờ cuộc sống có nhiều thuận lợi hơn, rất có thể có một số ít thanh niên đặt vấn đề hưởng thụ lên trên cống hiến. Nhưng các thanh niên hãy nhớ lấy: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay””.

Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc trong vườn ươm hạt giống cách mạng Thiếu tướng, anh hùng Lê Mã Lương: “Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…”

(Soha.vn) - “Hiện tượng dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam nhưng tôi cho rằng số lượng người như vậy không nhiều. Người Việt Nam không hèn thế”.

Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc trong vườn ươm hạt giống cách mạng Chùm ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Những hình ảnh về chuyến đi đặc biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004 về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại