Việt Nam họp khẩn để ứng phó dịch cúm A/H7N9

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc họp ngay trong chiều 4/4 để lên phương án và hoàn chỉnh các kế hoạch phòng, chống cúm A/H7N9.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc khi mà có thêm 4 người mắc và cả 4 đều ở trong tình trạng nguy kịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc họp ngay trong chiều 4/4 để lên phương án và hoàn chỉnh các kế hoạch phòng, chống.

Trao đổi với pv sau cuộc họp, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Ytế dự phòng cho biết, Bộ đã lên các biện pháp giám sát, hướng dẫn phòng chống, tuyên truyền để người dân nắm được thông tin đang được triển khai.

undefined

Cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm

Riêng tiểu ban quan hệ quốc tế phối hợp với Bộ Ngoại giao để có được thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh từ các nước khác trên thế giới.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 3/4, Trung Quốc đãphát hiện 7 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 tại các tỉnh An Huy, Thượng Hải và Giang Tô, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Tất cả 7 trường hợp trên đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp.

Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A/H7N9 có gen từ nguồn gốc gia cầm.

Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A/H7N9 gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.

Ông Bình cho biết, việc quan trọng nhất trong lúc này là giám sát chặt gia cầm nhập khẩu, ngăn chặn gia cầm nhập lậu và tăng cường kiểm dịch ở biên giới.

Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9, bộ Y tế đã có công văn gửi BộNN&PTNT, Bộ Công thương và UBND các tỉnh, thành trong cả nước cần tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu, quản lý mua bán gia cầm và các hoạt động tuyêntruyền, sẵn sàng vật tư, kinh phí phòng chống cúm A/H7N9.

Nguy cơ dịch cúm A/H7N9 tràn vào Việt Nam là hiện hữu, nhất là trong bối cảnh chúng ta chưa kiểm soát được gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc.

Mới đây nhất, vào lúc18h30 ngày 2/4, tại khu vực thôn Đổng Én, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn, đội quản lý thị trường số 1 tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ được gần 400kg gà lậu được chở trên chiếc xe du lịch 5 chỗ. Số gà này đều được nhập lậu từ Trung Quốc.

Khuyến cáo phòng bệnh của Cục Y tế dự phòng

Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9 lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm hoặc chết, người dân phải thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Những người tiếp xúc với gia cầm có các biểu hiện cúm như: ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời.

Việt Nam họp khẩn để ứng phó dịch cúm A/H7N9 WHO giải đáp về cúm gia cầm H7N9

Trường hợp nhiễm cúm gia cầm chủng A/H7N9 đang được quan tâm bởi đây là lần đầu tiên có báo cáo về việc lây virus cúm sang người.

Việt Nam họp khẩn để ứng phó dịch cúm A/H7N9 Cúm gia cầm A/H7N9 chưa xuất hiện ở Việt Nam

Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp cùng Cục Thú y thuộc Bộ NN-PTNT tăng cường công tác giám sát cúm gia cầm.

Việt Nam họp khẩn để ứng phó dịch cúm A/H7N9 Cúm A/H7N9: Nguy cơ bùng phát thành đại dịch

“Tuy chưa có bằng chứng xác định nguồn lây của chủng cúm A/H7N9 nhưng có thể bùng phát thành đại dịch”.Cúm H7N9 từng bùng phát trong quá khứ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại