Trường Sa tháng 3/1988: Những khoảnh khắc còn sống mãi

Tháng 3/1988, trên tàu Mỹ Á khẩn trương vượt biển ra Gạc Ma, Cô Lin làm nhiệm vụ cứu hộ , tôi được xếp nằm trong khoang cạnh nhà báo Đình Trân công tác tại Thông tấn xã Việt Nam.

Tháng 3/1988, nhận nhiệm vụ của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, PV Báo Tiền Phong (bìa trái) trao cờ Đoàn cho chiến sĩ trẻ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Đình Trân

Tháng 3-1988, nhận nhiệm vụ của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, PV Báo Tiền Phong (bìa trái) trao cờ Đoàn cho chiến sĩ trẻ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Đình Trân.

Nhìn anh lúc nào cũng đeo hai chiếc máy ảnh to kềnh, têlê dài tôi không khỏi thèm thuồng. Tôi chỉ có chiếc máy ảnh Pratica đã cũ với 2 cuốn phim đen trắng.

Đình Trân cao to lừng lững nhưng lại say sóng nặng nhất. Tàu ra khơi, sóng trắng bạc đầu, anh nằm bệt, nôn thốc nôn tháo. Tôi nhỏ bé nhưng lại chịu sóng tốt nên thường gọt xoài cho anh và các đồng nghiệp cùng ăn.

Lễ kéo cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa

Lễ kéo cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa.

Nhưng khi được thông báo tàu Mỹ Á sắp đến Gạc Ma, Cô Lin, tôi thấy anh chống tay vùng dậy, lảo đảo đi lên boong. Tôi chạy theo định đỡ anh nhưng ĐìnhTrân gạt tôi ra, tự tin:

“Hết say sóng rồi! Phải chọn góc chụp ngay tàu chiến Trung Quốc. Nó đang lao đến kia kìa. Nó sẽ cản trở tàu Mỹ Á cứu hộ!”.

Tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 854 de dọa, ngăn cản tàu Mỹ Á cứu hộ
            tại khu vực Gạc Ma, Cô Lin

Tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 854 de dọa, ngăn cản tàu Mỹ Á cứu hộ tại khu vực Gạc Ma, Cô Lin.

Tôi thấy Đình Trân chọn một góc cạnh buồng lái, hướng ống kính vào chiếc tàu chiến đang hùng hổ lao tới. Khi tàu Trung Quốc đã đến sát gần, dự báo thấy rất nguy hiểm, thuyền trưởng Quý yêu cầu mọi người không lên boong, Đình Trân khẩn khoản: “Anh cứ để anh em lên! Phải có ảnh, có tài liệu để tố cáo sự vô lương tâm kia, để mọi người hiểu sự thật về sự tàn độc, hung hãn này!”.

Nhà báo Đình Trân (1988)

Nhà báo Đình Trân (1988).

Đình Trân vẫn đứng trên boong tàu, nép mình vào mạn, khôn khéo đưa ống kính lên. Ngay khi pháo trên tàu chiến Trung Quốc số hiệu 854 rê nòng hướng về tàu Mỹ Á như sắp nhả đạn, tôi vẫn thấy anh ria máy chụp.

Trên boong tàu, tôi thấy, cách Đình Trân không xa, nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam gồm Trần Bình Minh, Lê Trang Liêm, Nguyễn Vinh cũng đang khẩn trương ghi hình.

Nhà báo Trần Bình Minh (Đài THVN) phỏng vấn đại uý Thái Văn Khôi,
            Đảo trưởng đảo Sinh Tồn

Nhà báo Trần Bình Minh (Đài THVN) phỏng vấn đại uý Thái Văn Khôi, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn.

Bên mạn tàu, lấp ló mái đầu bạc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Phức bên cạnh là mái tóc dài của Vinh Quang (Báo ảnh Việt Nam) cũng đang bình tĩnh tác nghiệp...

Tôi biết Đình Trân là một phóng viên ảnh chiến trường dày dạn. Ngay từ năm 1972, anh đã có mặt tại mặt trận Quảng Trị để viết bài, đưa tin.

Trung tá Lưu Đình Hùng, nhiều đêm thức trắng nhìn sao trời
            hoa tiêu cho tàu đến vị trí cứu hộ

Trung tá Lưu Đình Hùng, nhiều đêm thức trắng nhìn sao trời hoa tiêu cho tàu đến vị trí cứu hộ.

Thiếu tá Vũ Huy Lễ - Thuyền
            trưởng tàu 505 trên đảo Cô Lin

Thiếu tá Vũ Huy Lễ - Thuyền trưởng tàu 505 trên đảo Cô Lin.

Bữa cơm đạm bạc của chiến sĩ đảo Sinh Tồn

Bữa cơm đạm bạc của chiến sĩ đảo Sinh Tồn.

Từ năm 1979 đến năm 1987, anh có mặt ở nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến tranh biên giới, sự dũng cảm hy sinh của quân và dân ta bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều người vẫn nhớ bức ảnh Tải đạn lên điểm tựa của anh chụp ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên)...

Trung tá Thái Văn An (quê Hà Nam) và chiến sĩ
            đảng viên trẻ Trịnh Văn Thái (quê Gia Lâm, Hà Nội)

Trung tá Thái Văn An (quê Hà Nam) và chiến sĩ đảng viên trẻ Trịnh Văn Thái (quê Gia Lâm, Hà Nội).

Trong suốt chuyến đi đầy gian khổ nguy hiểm, Đình Trân cũng như các đồng nghiệp luôn tận dụng thời gian để thu thập nhiều tài liệu nhất. Không phải ai cũng có dịp tác nghiệp trong những khoảnh khắc đặc biệt này.

Đảo Phan Vinh, tháng 3-1988

Đảo Phan Vinh, tháng 3-1988.

Tại Gạc Ma, Cô Lin hay đến Sinh Tồn , Sơn Ca, Song Tử... ở đâu tôi cũng thấy tự hào về những đồng nghiệp của mình. Những phóng sự, những thước phim, những bài báo của anh em chúng tôi trong chuyến đi ấy đã góp phần để mọi người hiểu rõ sự thật tại Gạc Ma, Cô Lin... những ngày tháng 3 năm ấy, để thêm cảnh giác với các thế lực xâm lăng, thêm tin yêu những chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng.

Nhà báo Đình Trân (bên trái) và các đồng nghiệp của Đài THVN: Nguyễn Vinh, Lê Trang Liêm, Trần Bình Minh trên đảo Sinh Tồn tháng 3-1988

Nhà báo Đình Trân (bên trái) và các đồng nghiệp của Đài THVN: Nguyễn Vinh, Lê Trang Liêm, Trần Bình Minh trên đảo Sinh Tồn tháng 3-1988.

Trong rất nhiều tư liệu do đoàn nhà báo ra Gạc Ma,

Cô Lin tháng 3-1988, Tiền Phong xin trân trọng gửi tới bộ ảnh tư liệu của nhà báoĐình Trân.

Tiết lộ về cách bảo vệ Trường Sa của Hải quân Việt Nam

Chỉ với ít tàu thuyền nhưng với tinh thần ngoan cường, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã giữ vững chủ quyền tổ quốc ở Trường Sa.

Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN

Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều những máy bay hiện đại nhất làm nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa cuối những năm 1980.

Những hình ảnh xúc động về cuộc chiến bảo vệ Trường Sa

25 năm trước, Hải quân Trung Quốc đã sử dụng sự áp đảo về số lượng tàu chiến, hỏa lực hòng chiếm đóng bất hợp pháp một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại