Trẻ em Hà Nội mất dần tính hiếu thảo

camnhung |

Theo TS Bình thì "nhiều con cái ở Hà Nội có những hành vi thể hiện sự thiếu hoặc lệch chuẩn với sự giáo dục của cha mẹ”...

Theo TS Trịnh Hòa Bình, GĐ Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học văn hóa giao tiếp, ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử là điều mà mọi xã hội đề cao và coi trọng, đặc biệt là trong giai đoạn giao lưu văn hóa như hiện nay.

Tuy nhiên, theo TS Trịnh Hòa Bình, sự giao lưu hội nhập cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường kéo theo hàng loạt sự biến đổi trong xã hội, nhiều hành vi lệch chuẩn đã xuất hiện trong giới trẻ, đặc biệt là ở khu vực đô thị. “Những biểu hiện của các hành vi đó như: đánh bạn ngay trong lớp học ở trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội; hay ở Học sinh nữ lớp 8 trường THCS Lê Lai, Q.8, Tp.HCM và hàng loạt video và hình ảnh ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng. Một điều đáng lưu ý là những hình ảnh và hành vi không hay đó, đã tạo nên những topic ở trên mạng làm đề tài bàn luận và được rất nhiều người quan tâm tranh cãi, phản ánh, nhận xét, phê bình” - TS Trịnh Hòa Bình nói..


Nữ sinh đánh nhau ngay trong lớp (ảnh minh họa)

Trong khi đó,các nghiên cứu xã hội học cho thấy, hiện nay trong học sinh xuất hiện nhiều hành vi lệch chuẩn về giao tiếp, ứng xử. Đánh giá của cha mẹ về sự thể hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ trước cho kết quả: 30,8% cho rằng sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ kém trước;ở nội dung biết ơn thầy cô giáo, là 26,3%; Nhường nhịn, hòa thuận với anh chị em là 27,0%.

Theo TS Trịnh Hòa Bình, ứng xử của học sinh được đánh giá gián tiếp qua thái độ, hành vi biểu hiện trước nội dung giáo dục đạo đức của cha mẹ. 57,7% học sinh nghe và làm theo những nội dung giáo dục của cha mẹ; Nghe và không làm theo là 11,3%; Không phản ứng 17.3% và 5.7% học sinh có hành vi cãi lại. “Điều này chứng tỏ rất nhiều con cái ở Hà Nội có những hành vi thể hiện sự thiếu hoặc lệch chuẩn, thái độ chưa đúng mực với sự giáo dục của cha mẹ”- TS Trịnh Hòa Bình khẳng định.

Để cải thiện tình hình, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, "cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong hơn trong mọi vấn đề nhất là đạo đức. Củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm gương sáng cho con cái noi theo".


Cha mẹ nên là tấm gương cho con cái noi theo ( ảnh minh họa)

Thiết lập cách giao tiếp trong gia đình phù hợp với chuẩn mực đạo đức là một trong những viêc làm hết sức quan trọng được TS Trịnh Hòa Bình nêu ra. Theo ông, từ việc thiết lập những chuẩn mực này, cha mẹ có thể định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của con cái. "Cha mẹ phải biết lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của các em. Khuyến khích các em làm điều tốt, tích cực và giảm thiểu những hành vi tiêu cực. Có những phương pháp hành xử khi các em mắc lỗi một cách tích cực, không xem hành vi trừng phạt thân thể, hay gây tổn thương về tinh thần các em là cách thức giáo dục hiệu quả." - TS Trịnh Hòa Bình khẳng định.

Theo Xuân Hưng

VnMedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại