> Đang kiểm tra “cáo buộc” quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ đồng
> Luật sư phân tích về cáo buộc quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ
> Vụ "hối lộ 16,5 tỷ": Dừng công tác Giám đốc BQL Dự án đường sắt
> ĐBQH không bất ngờ về cáo buộc "quan chức VN nhận hối lộ 16 tỷ"
Theo phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 8 hệ thống đường sắt đô thị (hiện nay, 5 tuyến đang trong giai đoạn nghiên cứu, 3 tuyến đang được triển khai xây dựng). Bao gồm: Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh; Tuyến số 2: Nội Bài - Trung tâm thành phố - Thượng Đình; Tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai; Tuyến số 4: Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh; Tuyến số 5: Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc; Tuyến số 6: Nội Bài – Khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi; Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội; Tuyến số 8: Cổ Nhuế - Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá.
Trong đó, dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên) đang vướng vào cáo buộc hối lộ lộ 80 triệu yen (tương đương khoảng 16 tỷ đồng).
Dự án này được Thủ tướng phê duyệt năm 2004 và được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA. Theo thông tin trên tờ Giao thông vận tải, đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Yên Viên là đường sắt đôi, dài khoảng 28km. Về cơ bản, hướng tuyến sẽ bám sát theo tuyến hiện tại để hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, đoạn từ ga Hà Nội đến ga Văn Điển ưu tiên mở rộng về bên trái, đoạn từ ga Hà Nội đến Cầu Long Biên ưu tiên mở về phía đường Phùng Hưng. Tuyến đường sắt trên cao chỉ dùng để chạy tàu khách và sẽ khai thác hỗn hợp tàu khách quốc gia và tàu khách đô thị, trong đó, các giờ cao điểm chỉ chạy tàu khách đô thị.
Toàn tuyến có 5 ga dùng chung giữa đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị bao gồm: Ngọc Hồi, Giáp Bát, Hà Nội, Gia Lâm, Yên Viên; và 11 ga chỉ dùng cho vận tải hành khách đô thị là: Vĩnh Quỳnh, Văn Điển, Hoàng Liệt, Phương Liệt, Bạch Mai, công viên Lê Nin, Phùng Hưng, Long Biên Nam, Long Biên bắc, Đức Giang, Cầu Đuống.
Giai đoạn 1, dự án có quy mô xây dựng đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm dài 15,36 km và khu tổ hợp ga Ngọc Hồi dài 3,85 km. Tổng mức đầu tư là 19.460 tỉ đồng (13.972 tỉ vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại là đối ứng. Hiện đã giải ngân hơn 70% kinh phí tư vấn thiết kế. Tiến độ thi công dự kiến từ năm 2008 đến năm 2017.
Theo Bộ GTVT, đến nay đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với 4,683 tỉ yen cho công tác thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn từ tháng 4/2008, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do JTC đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác và các công ty tư vấn Việt Nam. Giá trúng thầu tính đến tháng 10/2012 (sau khi điều chỉnh thời gian thực hiện thêm 11 tháng) là trên 3,6 tỉ yen và trên 236 tỉ đồng.
Việc tư vấn đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật nhưng do cầu vượt sông Hồng và đoạn tuyến phía Bắc cầu sông Hồng chưa được Hà Nội và các bộ, ngành thống nhất hướng tuyến nên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chưa thể phê duyệt được toàn bộ. Hợp đồng tư vấn đã giải ngân khoảng 80% phần tiền yên và 69% phần tiền Việt (giá trị hợp đồng còn lại là trên 705 triệu yen và trên 72 tỉ đồng).
Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi. (Ảnh: NLĐO)
Giai đoạn 2a với phạm vi tiểu dự án từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,649 km và kết nối với giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư trên 24.825 tỉ đồng. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a, đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự kiến sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7/2014. Tuy nhiên, trước cáo buộc quanh chuyện nhận hối lộ, Bộ GTVT cũng vừa chỉ đạo dừng ký kết hợp đồng này.
Được biết, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ban quản lý các dự án đường sắt tạm dừng giải ngân đối với dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1 giai đoạn 1, theo hợp đồng đã ký với JTC. Đồng thời tạm dừng thương thảo tài chính hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a đối với JTC chờ làm rõ nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen, dù việc đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế giai đoạn 2a, đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự kiến ký hợp đồng trong tháng 7/2014.
Gói thầu xây lắp chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu tổ hợp Ngọc Hồi đã xong bước sơ tuyển, dự kiến phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 24/3/2014, các gói thầu còn lại chưa triển khai đấu thầu.
Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên có sự tham gia tư vấn của nhiều hãng tư vấn nước ngoài như Hiệp hội tư vấn Nhật Bản (JTCA), Tổ chức JETRO (Nhật Bản), Đức (DOSRCH).