Sở Y tế không có trách nhiệm?
Sáng 21/8, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh xác nhận, vào ngày 20-8, đơn vị này có một chiếc xe được thuê ra Hà Nội để làm thủ tục hồ sơ xét tuyển đại học.
Người thuê xe là chị N.T.T. ở khối 5, phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh.
Theo ông Huy, trên chiếc xe chở mẹ con chị T. ra Hà Nội nộp hồ sơ xét tuyển đại học còn được bố trí một y sỹ đi cùng. Chi phí cho chuyến xe cấp cứu ra Hà Nội nộp hồ sơ là 4,8 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, chiếc xe cấp cứu này thuộc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh do ông Nguyễn Quang Huy (nguyên cán bộ trong ngành y Hà Tĩnh) sau khi nghỉ hưu lập ra.
"Việc này báo chí cũng đã nêu rất rõ, đây là do nhu cầu của người dân, người ta muốn đi khẩn để làm thủ tục hồ sơ cho con mình.
Bên trung tâm 115 lúc đầu tưởng rằng, đây là đưa người nhà ra đó để đón bệnh nhân nên có cử y sỹ đi theo.
Còn trung tâm 115 này là đơn vị tư nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp, không trực thuộc Sở Y tế Hà Tĩnh nên chúng tôi không quản lý và không có xử lý gì cả", ông Sơn nói.
Cùng theo ông Sơn, Sở Y tế Hà Tĩnh chỉ quản lý về mặt chuyên môn của trung tâm này nên "nếu có vấn đề gì về mặt chuyên môn chúng tôi mới xem xét xử lý nhưng ở đây không có vấn đề gì".
Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết, về nguyên tắc, xe cấp cứu 115 chỉ được dùng trong việc cấp cứu bệnh nhân. Nếu sử dụng vào mục đích khác là sai.
Sau khi kiểm tra thông tin nói trên từ Sở Y tế Hà Tĩnh, ông Trường cho biết chiếc xe cấp cứu 115 đó là của tư nhân, đăng ký chở bệnh nhân cấp cứu chứ không phải của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh.
Ông Trường cũng nói, nếu dùng xe tư nhân trong trường hợp này mà không dùng đèn, còi ưu tiên thì không sai. Còn nếu dùng đèn, còi ưu tiên thì càng sai.
Có thể bị xử phạt hành chính?
Trao đổi thêm với chúng tôi, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VP Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, theo quy định của pháp luật, xe cứu thương là một trong những phương tiện được ưu tiên khi tham gia giao thông.
"Tuy nhiên, xe cứu thương phải đang cấp cứu mới được ưu tiên còn nếu không cấp cứu (bật còi) thì cũng như xe thường.
Cần xem lại xem quá trình ở thí sinh, xe này có hú còi, vượt đèn đỏ hay không? Trong trường hợp chở thí sinh, không phải là đi làm nhiệm vụ cấp cứu thì cũng tham gia giao thông như các phương tiện khác chứ không được ưu tiên.
Như vậy, ở đây là xe không được hưởng quyền ưu tiên mà bật cờ, đèn, còi ưu tiên nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm h, khoản 3, Điều 5 Nghị định 171/2013 là từ 600.000 - 800.000 đồng cho người điều khiển xe", luật sư Cường nói.
Ngoài ra, theo Luật sư Cường, nếu trong quá trình di chuyển chở thí sinh ra Hà Nội, xe cấp cứu này bị phát hiện mắc thêm các lỗi vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ như chạy quá tốc độ, đi sai làn đường... thì sẽ tiếp tục bị xử phạt.
Nghị định 171/2013/NĐ - CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm l Khoản 3;
Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm i, Điểm k Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau; xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
g) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này;
h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều này;
i) Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
k) Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy;
l) Chở người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
c) Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
đ) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
e) Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định;
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
Đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư;
k) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
l) Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
m) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không.