Theo phong tục của bà con người Mông, việc dán giấy này được hiểu như sự tri ân các công cụ sản xuất lao động vì đã giúp họ làm nương rẫy, săn bắn..., tạo ra thực phẩm nuôi sống họ.
Trước khi dán giấy, họ phải rửa sạch các công cụ lao động. Dán xong, các công cụ lao động được đặt cạnh bàn thờ.
Dưới đây là một số hình ảnh về tục lệ mang đậm màu sắc địa phương này:
Ảnh: Vietnamplus
Ảnh: Báo Tin Tức
Ảnh: Báo Tin Tức
Ảnh: Báo Công thương
Tết cổ truyền của người Mông diễn ra vào đầu tháng Chạp Âm lịch, trước Tết Nguyên đán của người Kinh một tháng.
Bên cạnh các nghi lễ thờ cúng trong ngày cuối năm thì giã bánh dày cũng là một hoạt động đặc sắc trước ngày tết cổ truyền của người Mông ở Mộc Châu.
Ảnh: Thành Long/ Tiền Phong
Người Mông không đón Giao thừa vì họ quan niệm tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng 1 mới là cái mốc đánh dấu bắt đầu một năm mới.
Trong những ngày Tết, đồng bào dân tộc người Mông kiêng một vài thứ như: Thổi lửa, gọi phụ nữ dậy sớm, tiêu tiền, cho ai hoặc xin ai bất kỳ cái gì, hót rác, ăn cơm chan...
Ngoài ra, chỉ có đàn ông, con trai trong nhà mới được phép trang trí nhà cửa để đón tổ tiên về ăn Tết.
Từ ngày Mùng 4, người Mông mới bắt đầu đi chơi Tết.
(Tổng hợp)