1001 lý do chôm tiền người khác
Cuộc sống ở chốn đô thị với cảnh được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi hết mình khiến không ít nữ sinh vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh lẻ lên phải ước ao. Nhiều nữ sinh vì muốn được thỏa sức mua sắm, vui chơi đã dành hết số tiền bố mẹ cho chi tiêu hàng tháng vào việc chăm chút sắc đẹp hay vui chơi ở các quán bar để thể hiện đẳng cấp của bản thân.
Không chỉ bày ra đủ thứ lý do để bố mẹ cung cấp thêm tiền cho mình, các cô nàng còn không ngại kêu nghèo kể khổ để người khác phải rút ví đưa tiền không đắn đo.
Lấy lý do là đứa bạn ở quê cưới, thuê áo cưới trên Hà Nội nhưng không lên lấy được, nhờ lấy hộ, cô nàng tên Hằng, quê ở Nam Định, đang học tại CĐ Sư phạm Hà Nội đã khéo léo vay tiền của một anh bạn mới quen được nửa tháng 1 triệu đồng.
Có chút nhan sắc và tài ăn nói, Hằng kêu “vì không có tiền lấy áo cưới cho bạn luôn nên em đành cắm giấy tờ, giờ muốn lấy ra phải trả 2 triệu”. Hằng hứa là có lương làm thêm sẽ trả, nhưng anh bạn kia đòi nợ mấy lần mà vẫn chưa nhận được xu nào.
Tham gia vào câu lạc bộ khiêu vũ, Hằng lân la nói chuyện, làm quen với các chị, các cô để tìm cơ hội giở trò. Cô Hoa, chủ câu lạc bộ Hằng tham gia kể: “Nghe con bé kêu mấy tháng nay chưa có tiền đóng tiền phòng, giờ người ta đòi quá, thấy nó cũng hiền lành, hòa đồng nên có sẵn 600 nghìn trong ví, tôi rút ra đưa cho nó không đắn đo”. Sau lần đó không thấy cô nàng này xuất hiện ở câu lạc bộ nữa, số điện thoại cũng không liên lạc được luôn.
Lợi dụng sự tin cậy và lòng thương của một chị khác cùng tham gia câu lạc bộ, Hằng đã giở chiêu trò đóng viện phí cho người nhà đang bệnh nặng và cuỗm 2 triệu đồng rồi mất hút.
Số tiền “trời cho” kia Hằng dùng phục vụ cho mua sắm váy áo, mỹ phẩm và đàn đúm cùng bạn bè ở các tụ điểm
Con gái
Hiền là sinh viên CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hồi cấp 3, cô là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, được xem là tấm gương để người dân trong làng nêu ra cho con cái học tập. Nhưng mọi người không thể ngờ, cô bé ngoan hiền xưa kia giờ lại trở thành “điển hình” của một “gái quê”
Cũng vì muốn thể hiện “đẳng cấp” của mình, Hiền gặp gỡ rồi nhập hội với các dân chơi Hà Nội.
Hiền đi bar thâu đêm với các dân chơi, và khoe những cuộc vui của mình như một niềm tự hào. Cuộc sống mà cô coi là thiên đường ấy cuối cùng đã cho cô nhận ra địa ngục của chính mình.
Cô bị sập bẫy của những kẻ lừa đảo, các “dân chơi” sau một thời gian dụ dỗ được cô gái cả tin đã lộ rõ bản chất. Chúng đòi cô chi phí
Hoang mang với tình huống quá bất ngờ xảy ra với mình, Hiền lên kế hoạch chôm tiền của người thân, bạn bè và kết bạn trên mạng xã hội, tâm sự sướt mướt gợi sự cảm thông từ người khác để vay tiền và mượn laptop đi cầm đồ.
Sự việc vỡ lở, bố mẹ Hiền ở quê phải dốc hết tài sản lâu nay dành dụm để trả tiền cho các “dân chơi” Hà Nội vì sợ bị gây khó dễ. Những người từng cho Hiền vay tiền cũng bắt đầu liên hệ với bố mẹ cô.
Chỉ là gia đình nông dân làm ruộng ở một vùng nghèo của tỉnh Thanh Hóa, buôn bán thêm vài ba thứ đồ lặt vặt nữa nên bố mẹ Hiền không đủ khả năng trả hết số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Người dân trong làng biết được câu chuyện của cô con gái nên cũng không ai muốn cho vay.
3 năm học cao đẳng vì thích được ăn chơi, trưng diện mà Hiền đã trượt dốc hoàn toàn. Nợ môn liên miên khiến cô phải tốt nghiệp chậm hơn bạn bè tận 2 năm.
Nuôi con ăn học, chỉ đợi đến ngày con có thể tự lo cho cuộc sống của mình, giờ mong ước nhỏ nhoi ấy không chỉ chưa được thực hiện mà bố mẹ Hiền còn phải gò lưng lo trả khoản nợ không hề nhỏ của con gái.
Cô nữ sinh tên Hiền đã trượt dài trên những sai lầm, làm mất đi lòng tin của bạn bè và người thân, đồng thời phá hủy tương lai của chính mình.