"Thần y" chữa ung thư cho PGS Văn Như Cương từng bị đe dọa

Đình Phong |

“Nếu là lang băm, lừa đảo để lấy tiền thì liệu tôi còn tồn tại được nữa không? Điều kiểm chứng xác thực nhất là bệnh nhân của tôi”, lương y Nguyễn Bá Nho nói.

>> PGS Văn Như Cương chữa khỏi ung thư gan như thế nào?
>> 1 trong 2 “thần dược” giúp PGS Văn Như Cương thắng bệnh ung thư
>> Bài thuốc vô giá của "thần y" chữa ung thư cho PGS Văn Như Cương

Bệnh viện trả về…tìm đến ông Nho

Lời đồn về ông lang Nguyễn Bá Nho ở Sóc Sơn được coi là “thần y” chữa bệnh ung thư khiến chúng tôi tò mò, đặc biệt là sau lời giới thiệu của PGS.TS Văn Như Cương.

Tìm về nhà của vị lương y này ở thôn Lai Cách (Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội), chúng tôi được người dân trong vùng chỉ đường nhiệt tình. “Hỏi đường về nhà ông lang Nho chứ gì, ở đây có ai là không biết”, một người bán nước nói vọng ra.

Đặt chân đến nơi, tôi thấy vài ba người đang chờ đến lượt khám, lấy thuốc chữa bệnh.

Lương y Nguyễn Bá Nho xem hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân.

Lương y Nguyễn Bá Nho xem hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân.

Trong lúc chờ đến giờ nghỉ trưa để gặp được ông, tôi hỏi chuyện anh Quốc Hùng (Hà Nội) lên đây lấy thuốc lần hai để điều trị bệnh ung thư phổi cho bố.

Anh kể, bệnh tình bố anh đang ở giai đoạn 4 và có uống thuốc Tây kết hợp với thuốc Nam của lương y Nho được một tháng.

“Tôi nghe hàng xóm mách rằng một bác sỹ lấy thuốc của thầy Nho đã khỏi bệnh. Tôi đã lấy thuốc một tháng cho bố tôi uống.

Sau một thời gian điều trị kết hợp, bố tôi thở dễ hơn, sức khỏe có vẻ khá hơn nhưng tôi chưa thể khẳng định do thuốc Tây hay thuốc Nam. Còn nước còn tát, chúng tôi phải thử nhiều cách”, anh Hùng nói.

Mang một khuôn mặt khắc khổ, ông Nguyễn Văn Bề tất tưởi bước vào nói vội với ông Nho: “Thầy giúp bố con em với!”.

Ông Bề đi từ Kim Thành, Hải Dương lên đây để lấy thuốc thêm một tháng nữa cho con gái Nguyễn Thanh Thủy (SN 1992) đang bị ung thư gan.

“Cháu tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân mới đi làm được 6 tháng thì phát hiện ra bệnh. Cháu cũng vừa “thắt nút” vừa uống thuốc của thầy Nho được 15 ngày rồi!

Cũng may tôi thấy cháu ngủ được, ăn được nhiều hơn một chút”, ông Bề chia sẻ.

Ông Bề từ Hải Dương lên nhà thầy Nho lấy thuốc về chữa ung thư gan cho con gái.

Ông Bề từ Hải Dương lên nhà thầy Nho lấy thuốc về chữa ung thư gan cho con gái.

Ông Bề nhận thang thuốc cảm ơn rồi vội vã xin phép về cho kịp xe khách. Nhìn theo vị khách này ra khỏi cửa, ông Nho quay sang chúng tôi nói:

“Nhiều người ở tỉnh xa đến đây vào lúc ăn trưa, tôi bỏ bữa trưa giúp luôn vì không muốn họ chờ đợi lâu.

Tôi nghĩ, thương người chứ không phải cố lấy thành tích, phong trào gì cả. Tôi giúp được người nào hay người ấy, miễn là tâm mình thấy nhẹ nhõm.

Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường khẳng định: "Ông Nho theo chúng tôi nắm được chỉ là hội viên sinh hoạt trong Hội Đông y của huyện Sóc Sơn còn chưa được cấp phép hành nghề khám, chữa bệnh. Kể cả ông Nho có làm hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp phép rồi nhưng khi chưa có phép thì vẫn không được hành nghề khám, chữa bệnh".

Đối với tôi, người thầy thuốc gắn liền với cái tâm, tận tụy với người bệnh. Chúng tôi phải lấy nỗi đau, nỗi khổ của bệnh nhân như là của mình.

Thấy người ta không đỡ thì băn khoăn, day dứt không ăn không ngủ tìm ra cách chữa trị chứ không phải cứ bốc thuốc lấy tiền rồi “sống chết mặc bay” được”, ông Nho bày tỏ.

Vị lương y này khẳng định, nếu làm nghề thầy thuốc mà không có tâm thì không bao giờ giỏi được, không trưởng thành hay nâng cao được tay nghề.

Ông kể, hàng ngày gọi 7-8 cuộc điện thoại hỏi các bệnh nhân có ăn ngủ được không, hỏi han tình hình sức khỏe, tiến triển sau khi dùng thuốc…

“Người thầy cũng phải coi bệnh nhân như đứa con của mình. Phải có tâm còn nếu chuộc lợi, làm giàu thì chẳng tồn tại được lâu”, vị “thần y” này nói thêm.

Khi tôi hỏi số lượng người được ông chữa khỏi bệnh ung thư, lương y này nói rằng nhiều lắm rồi, ông chẳng nhớ hết.

Những bằng khen mà lương y Nguyễn Bá Nho được nhận.

Những bằng khen mà lương y Nguyễn Bá Nho được nhận.

Bức thư cảm ơn của ông Cao Đình Quang (Nghệ An) – người được ông Nho cứu chữa khỏi bệnh ung thư thực quản

Ông Nho cho biết đây là bức thư cảm ơn của ông Cao Đình Quang (Nghệ An) – người được ông chữa khỏi bệnh ung thư thực quản.

Nhưng câu chuyện về trường hợp anh Cao Đình Quang (công an xã Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An) ông nhớ hơn cả.

"Bệnh nhân này bị ung thư cuối giai đoạn 3 thực quản, lúc ra đây chữa anh phải nhờ vợ dìu vì sức khỏe quá yếu.

Theo như kết quả chẩn đoán của bệnh viện trong hồ sơ thì anh Quang bị ung thư thực quản 1/3 dưới, bề mặt nát nham nhở, dễ chảy máu.

Khi mổ nội soi khối u chèn tâm vị ở Bệnh viện Việt Đức, các bác sỹ không cắt được vì khối u quá lớn.

Bệnh ngày càng nặng, sức khỏe yếu đi, hàng ngày phải ăn qua ống thông dạ dày, anh chuyển sang Bệnh viện K xạ trị, truyền hóa chất một thời gian tưởng rằng về nhà chờ chết.

Sau một tháng điều trị bằng thuốc của tôi, anh Quang có thể ăn cháo loãng, tháng thứ 3 ăn cơm nhão và sau 7 tháng kiên trì uống thuốc, khối u thực quản hoàn toàn hết", ông Nho nhớ lại.

Thấy chúng tôi có vẻ không tin, ông đưa cho chúng tôi xem 3 cuốn sổ ghi chép, mỗi cuốn dày khoảng 200 trang ghi cụ thể ngày tháng năm, chữa bệnh cho ai, biểu hiện, địa chỉ và số điện thoại của họ.

Ông chỉ cho chúng tôi vài bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh thông thường cho đến ca bệnh nan y như sơ gan, ung thư gan, ung thư máu, ung thư não…

Từng bị khủng bố, đe dọa điện thoại

Có nhiều bệnh nhân đến lấy thuốc cho con băn khoăn, tò mò hỏi ông Nho về lời đồn “cho thuốc độc vào”, “lừa bịp” để kiếm tiền…

Nghe vậy, ông cười và nói: “Tôi phải hỏi lại người ấy rằng, làm như vậy thì tôi được cái gì và để làm gì?

Có người viết hoàn toàn bịa đặt, vu khống cho tôi. Tôi không hiểu tại sao người ta viết hằn học như vậy.

Họ nói rằng tôi nhốt vợ tôi bị ung thư trên tầng. Tôi hỏi, nếu như vậy thì hàng trăm người đến đây kể cả quan chức, bác sỹ…làm sao giấu được? Thật vô lý hết sức!

Tôi để ngoài tai hết, người thật việc thật sẽ chứng minh điều tôi nói”.

Rồi ông kể, cách đây 2 năm, ông bị một người gửi đơn nặc danh kiện, bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn rất nhiều. Thậm chí, ông bị đe dọa, gọi điện lúc nửa đêm với mục đích “tống tiền”.

“Ban đầu, tôi cũng thấy sốc khi báo chí viết thế nhưng sau này thấy quen và coi như chẳng có gì, không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm.

Tôi không phản ứng dữ dội vì coi đó là bình thường. Cứ để mọi thứ tự nhiên, câu trả lời chính xác nhất là ở người bệnh đã chữa khỏi.

Lang băm hay không thì bệnh nhân đánh giá. Nếu lừa đảo thì liệu tôi còn tồn tại được nữa không?”, ông quả quyết.

Ông Nho ghi lại toàn bộ các trường hợp bệnh tình của người bệnh đến khám.
Ông Nho ghi lại toàn bộ các trường hợp bệnh tình của người bệnh đến khám.

“Tôi chưa bao giờ làm nghề thợ xây như một tờ báo nói. Thời gian trước tôi từng làm thợ mộc, điêu khắc song song với nghề thầy thuốc chứ chưa bao giờ tôi dứt nghề thuốc”, lương y Nguyễn Bá Nho khẳng định.

Khi tôi thắc mắc trước nghi ngờ của dư luận về “giấy phép hành nghề khám và bốc thuốc”, vị lương y này khẳng định: “Tôi đã được cấp phép, đáng lẽ nhận một tháng nay rồi nhưng vẫn đang niêm yết 15 ngày ở Sở Y tế Hà Nội và trong tuần tới là tôi có giấy phép thôi!”.

Ông nói sau khi có giấy phép hành nghề, ông sẽ mở rộng quy mô để chữa bệnh cho nhiều người.

Hiện nay, con cái của ông Nho cũng phụ giúp ông trong việc chế và cắt thuốc cho bệnh nhân. Ông nói rằng: “Tự chúng nó theo nghề thôi mặc dù có nhiều sức ép”.

Trò chuyện với chúng tôi, chốc chốc lại có người vào nói với ông "con chào thầy" và mang theo bệnh án hoặc lấy thuốc đợt điều trị tiếp theo.

Ông nói rằng, mỗi ngày có khoảng chục bệnh nhân là bình thường, cuối tuần còn đông hơn thậm chí có ngày có 100 người đến khám chữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại