Th.s Nguyễn Mạnh Quân trong hội thảo về thôi miên ở Ba Lan
Về hiện tượng áp vong, Thạc sĩ Quân cho
rằng, hiện tượng này không có gì là mới, đã xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XVII và XVIII.
Hiện tượng “áp
vong” chỉ có được khi con người ta rơi vào trạng thái vô thức.
Ở trạng thái này, cơ thể con người hành động, ứng xử theo ám thị là những hình ảnh, âm thanh,…từ bên ngoài tác động vào (ám thị ngoài) và những niềm tin, hi vọng, những suy nghĩ và cảm nhận của họ trước đó (tự ám thị) tạo nên.
Nạn nhân Nguyễn Thị Bính đã chết sau khi đi áp vong tìm mộ liệt sĩ
Ông Quân khẳng định, thực tế, khi tiến
hành áp vong, phần lớn con người ta đều tin rằng, có vong và phần lớn họ
mong mỏi gặp, tha thiết muốn tiếp xúc với vong.
Thêm vào đó, chính đức tin vào sự huyền bí, niềm tin tuyệt đối vào nhà ngoại cảm là những ám thị mạnh nhất của thôi miên cổ điển.
Ông Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, rất nhiều
trường hợp sau khi áp vong về có hiện tượng bất ổn tinh thần, rối loạn
tâm lý, thậm chí mắc bệnh tâm thần... thậm trí có trường hợp tử vong do không thể thoát khỏi trạng thái thôi miên sâu.
Hầu hết những người bị
“vong nhập” là phụ nữ, người già, trẻ em và người có sức khỏe yếu, do bộ não của những người này thường thụ động.
Những người bị huyết áp thấp sẽ dễ bị ‘vong nhập” do khi ngồi tĩnh lặng, tập chung vào một điểm, tần số não mới chỉ bắt đầu hạ thì huyết áp đã tụt thấp hơn.
Ông Quân nhấn mạnh, áp vong ở Việt Nam hiện nay chỉ là một thủ thuật của thôi miên cổ điển. Có điều, nếu là người có chuyên môn về thôi miên mới có thể đưa thân chủ (người bị vong nhập) ra khỏi trạng thái một cách an toàn.
Theo GDVN