Tại sao các GS, TS xin rút, không giảng dạy tại khoa Y đại học KD&CN?

Tiến Anh |

GS.TS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ xác nhận, có GS.TS Lê Gia Vinh và giảng viên Quang xin rút không tham gia giảng dạy ở khoa Y đa khoa và khoa Dược học của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ với nhiều lý do khác nhau.

Ngay sau khi Bộ Y tế kiểm tra lại các điều kiện mở ngành Y đa khoa và Dược học tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN), có thông tin một số giáo sư, tiến sĩ đã nhận lời tham gia giảng dạy tại hai khoa này đã xin rút đơn không tham gia giảng dạy nữa.

PV Infonet có cuộc trao đổi nhanh với GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, để hiểu rõ hơn về vấn đề này. GS.TS Vũ Văn Hóa xác nhận, có 2 người xin rút không tham gia giảng dạy ở khoa Y đa khoa và Dược học với nhiều lý do khác nhau.

“Trước đây, 2 người này đồng ý tham gia và đóng góp giảng dạy 2 khoa Y đa khoa và Dược học, nhưng sau một thời gian sau, họ đã rút đơn không tham gia nữa.

Nhà trường có đáp ứng yêu cầu về lương và các khoản khác cho 2 người này, nhưng họ đã xin rút không tham gia giảng dạy.

Một người xin rút vì lý do sức khỏe còn người thứ 2 xin rút với lý do nơi khác đáp ứng như cầu và chức danh cao hơn, nên xin đi.

Trước khi đi (người thứ 2- PV), nhà trường cũng cấp nhà và tạo điều kiện nơi làm việc cho anh ấy, nhưng anh ấy muốn cả vợ cũng phải có công việc.

Nơi làm việc mới đã đáp ứng được nguyện vọng và địa vị, lương cùng công việc làm của vợ anh ấy (một trường ở Đà Nẵng – PV), nên anh Quang xin rút đơn ra đi”.


Theo TS Vũ Văn Hóa, việc 2 người xin rút, không tham gia giảng dạy tại ngành Y đa khoa và Dược học của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ không ảnh hưởng gì tới việc trường đào tạo ngành Y cả.

Theo TS Vũ Văn Hóa, việc 2 người xin rút, không tham gia giảng dạy tại ngành Y đa khoa và Dược học của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ không ảnh hưởng gì tới việc trường đào tạo ngành Y cả.

“Trong thời gian làm việc ở trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, anh Quang có nhiều đóng góp xây dựng thiết kế, phòng khám… nhằm phục vụ cho ngành Y mà trường đang tiến hành mở.

Sau khi anh Quang đi, nhà trường đã viết thư cám ơn những đóng góp của anh ấy. Giữa anh ấy với nhà trường không có mâu thuẫn gì cả”, GS.TS Vũ Văn Hóa tâm sự.

Trả lời báo chí, GS.TS Lê Gia Vinh - Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: “Trước đây, GS Lê Anh Tuấn- Nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mời tôi về trường làm.

Nhưng tôi mới chỉ cam kết nhưng chưa ký hợp đồng, chưa giảng, chưa nhận lương, chưa làm gì hết và do bị huyết áp cao nên tôi đã báo anh Tuấn vừa xin rút rồi”.

Theo TS Vũ Văn Hóa, việc 2 người này xin rút không tham gia giảng dạy ngành Y đa khoa và Dược học của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, không ảnh hưởng gì tới việc trường đào tạo ngành Y.

Nhà trường đã có 56 cán bộ cơ hữu nhằm phục vụ đào tạo cho ngành y của trường.


Trung tâm điều hành khoa Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Trung tâm điều hành khoa Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, việc 2 Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT dự định tiến hành kiểm định việc trường này mở ngành Y (từ 7-11/12) song đến thời điểm này, chưa diễn ra.

“Theo kế hoạch thì từ 7-11/12, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra, nhưng đến lúc này chưa thấy báo gì với trường”, GS. TS Vũ Văn Hóa nói.

Cũng theo GS. TS Vũ Văn Hóa, nhiều khả năng vào thứ 4 tuần này (ngày 16/12 - PV), đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định cơ sở đào tạo ngành Y đa khoa và Dược của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ.

Còn TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ.

Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước và giám đốc các trường, các Tổng công ty Nhà nước… đang tham gia giảng dạy, quản lý ở trường”.


TS Nguyễn Kim Sơn trao đổi với PV Infonet.

TS Nguyễn Kim Sơn trao đổi với PV Infonet.

TS Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Đến lúc này, Trường đã hội tụ được đội ngũ các nhà khoa học Y – Dược có trình độ cao và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo hai ngành này.

Các sinh viên theo học ngành Y đa khoa và Dược học sẽ học lý thuyết tại Cơ sở 1 (Vĩnh Tuy, Hà Nội), học thực hành tại Cơ sở 2 (Từ Sơn – Bắc Ninh). Tất cả các điều kiện đã sẵn sàng để tuyển sinh và giảng dạy”.

Theo TS Nguyễn Kim Sơn, chủ nhiệm khoa Y là GS.TSKH Lê Anh Tuấn – nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và Phó chủ nhiệm khoa là PGS. TS Nguyễn Văn Tường – Nguyên phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Khoa học – Đào tạo Bộ Y tế .


Phương tiện phục vụ cho các sinh viên khoa Y đa khoa học tập của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Phương tiện phục vụ cho các sinh viên khoa Y đa khoa học tập của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Còn Chủ nhiệm khoa Dược là PGS.TS Lê Văn Truyền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và phó chủ nhiệm khoa là TS Lê Ngọc Phan - Nguyên phó Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Trung ương 2. Khoa Y và Dược có đội ngũ đông đảo các Giáo sư bác sỹ có trình độ chuyên môn cao đã đăng ký tham gia giảng dạy và đào tạo tại ngành Y đa khoa và Dược học.

“Tôi tin rằng trường sẽ thực hiện thành công quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi giao cho trường đào tạo Y đa khoa và Dược học ở trình độ Đại học chính quy”, TS Nguyễn Kim Sơn tâm sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại