Săn loài "rồng đất" mê mệt tiếng huýt gió bán vài trăm nghìn/kg

B. Bình |

Kỳ nhông là con vật dễ "thu phục", đem lại thu nhập khá cho người dân nên đã diễn ra thực trạng tận diệt loài này tại một số địa phương.

Kỳ nhông, mà nhiều nơi còn gọi là “rồng đất”, là loại động vật quý hiếm, theo tài liệu sinh vật học, chỉ còn tồn tại ở một số nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Anh Quang cho biết trên báo Bình Thuận, kỳ nhông là loài bò sát rất đặc biệt, chúng có thể chuyền từ cành cây này qua cây khác một cách điệu nghệ như sóc, hoặc lao thẳng xuống đất như một mũi tên khi theo con mồi.

Cũng có khi, chúng nhắm mắt, treo mình trên những cành cây cao mà vẫn giữ được thăng bằng.

Trước đây, trong vườn rẫy, chúng chạy thành đàn mà ít ai săn bắt, nhưng từ khi con kỳ đà núi bị săn lùng ráo riết, gần như tuyệt chủng thì người ta quay sang “truy sát” kỳ nhông.

Vì thế mà số lượng cá thể kỳ nhông ngày càng giảm đi đáng kể.

Kỳ nhông là loài thay đổi màu da theo mùa

Cũng trên tờ này, anh Nguyễn Văn Sắc, 45 tuổi, ở khu phố 5, Liên Hương (Bình Thuận), một tay săn kỳ nhông chuyên nghiệp nói: “Kỳ nhông không hung dữ, mà ngược lại rất dễ gần gũi.

Nó thích nghe tiếng huýt gió của con người, có lúc mê mẩn sẵn sàng bỏ cả con mồi để vểnh tai nghe. Nắm được đặc tính này, nhiều nguơì dễ dàng tóm gọn con vật”.

Anh Sắc cho biết, để bắt kỳ nhông người ta thường dùng cành tre nhỏ dài hơn hai mét, một đầu buộc sẵn một gút thắt vòng thòng lọng bằng dây cước. Khi phát hiện con mồi, trên cành cây hay trong bụi rậm, thì  luôn miệng huýt gió để thu hút con vật.

Tiếng huýt sáo không đòi hỏi theo một điệu nhạc nào cả, nhưng càng êm dịu, du dương, con vật càng như mê.

Khi nào  thấy con vật lim dim hai mắt ngái ngủ, thì cẩn thận đưa thòng lọng vào cổ và giật mạnh. Khi ấy kỳ nhông không còn đường chạy, và cũng phải nhớ khéo léo, nếu không sẽ bị bộ răng sắc nhọn hoặc móng vuốt cứng như dao của con vật, cào tước da thịt.

Không biết từ đâu, người ta đồn đại kỳ nhông giống như là một biệt dược có tác dụng tráng dương, giải độc, kéo dài tuổi thọ... Chính lý do này đã gây nên cái sự tìm diệt kỳ nhông.

Tại Quảng Nam, từ cuối tháng 5, kỳ nhông cũng bắt đầu xuất hiện ở các đồi cát.

Anh Lĩnh (20 tuổi) cho biết trên tờ Dân việt, nhông sống trong môi trường đất cát nên việc tìm kiếm hang của chúng tại các đồi cát tại Quảng Nam rất dễ dàng.

“Nhông đi ăn buổi sáng, đến chiều thì nó vào hang để ẩn nấp cho đến sáng sớm hôm sau mới đi kiếm ăn lại. Nắm bắt được chu kỳ này, nên thợ săn chỉ đi săn từ buổi chiều cho đến tối” - anh Lĩnh chia sẻ.

Những con kỳ nhông vừa bị tóm gọn

Những con kỳ nhông vừa bị tóm gọn. Ảnh: Dân việt

Khi phát hiện hang nhông, người thợ săn bắt đầu cuốc những nhát đầu tiên để tìm ngách đi của chúng.

Sau khi thấy ngách, họ sẽ đưa nhánh dương liễu luồn theo ngách để khỏi bị mất dấu. Đào đến đâu thì luồn cây đến đó, cho đến tận nơi ẩn nấp của nhông, rồi thò tay vào hang để bắt.

Thịt kỳ nhông trắng, mềm và thơm, sau khi hơ qua lửa nóng rất dễ dàng đánh vẩy, cũng như chế biến được rất nhiều món: chiên giòn, xé trộn gỏi, xào lăn, xào sả ớt…

Mỗi kg nhông rừng có giá bán từ vài chục cho đến vài trăm ngàn đồng, đây là món nhậu ưa chuộng của nhiều hàng quán đất Quảng.

Kỳ nhông sinh sản không cao, môi trường sống dần bị thu hẹp nên số lượng ngày một khan hiếm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại