Rèn chữ đẹp, cô bắt trò xé vở

daquynh |

Vì chạy theo “thành tích thi đua” khiến cho cả cô và trò của nhiều trường vất vả trong việc rèn chữ viết đẹp.

Phụ huynh than trời

Một phụ huynh chia sẻ: “Cháu tôi cấp 1 đi thi chữ viết, đoạt giải, lên cấp 2 thì than trời vì đã quen viết nắn nót nên không thể chép nhanh bài cô giảng.
Cuối cùng thì cũng khắc phục được nhưng chữ thì xấu thảm hại. Nhìn trẻ con Tây viết, chữ không đẹp nhưng đầy đủ nét, dễ nhìn, thế mới là đúng!”.

Rèn chữ đẹp, cô bắt trò xé vở 1

Bài viết chữ đẹp của học trò tại Hà Nội được cô cho điểm 10. (Ảnh: Văn Chung)

Chị Phạm Thu Hà có con đang học tiểu học ở Hà Nội tâm sự: “Con tôi cũng đang là nạn nhân của việc luyện thi chữ đẹp, thi chữ đẹp để có thành tích cho cô giáo và nhà trường trong khi bình thường hàng ngày cháu viết rất xấu. Tôi mong các nhà làm giáo dục hãy nên sớm bỏ cuộc thi viết chữ đẹp mà tập trung dạy học sinh cách viết đúng chính tả, ngữ pháp”.

Chị Thu, có con học lớp 1 một trường tiểu học tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc chia sẻ: “Chuẩn bị vào lớp 1 các cô đã yêu cầu các cháu đi học chữ từ trong hè. Vào năm học cháu về đến nhà là lao vào viết.

Nhìn con cặm cụi tô từng chữ cái đến cả tối rồi ngủ quên trên bàn mà thương. Cháu bảo nếu không hoàn thành trang viết hôm nay thì mai cô chấm điểm thấp, bắt viết lại đến đẹp mới thôi”.

Độc giả tên Dao trăn trở: “Chúng ta cần gì cho thế hệ con, em? Cần tri thức, cần tay nghề, và bản lĩnh thực thụ khi ra đời. Viết đẹp để làm gì khi không có nổi 1 công việc để tự nuôi sống bản thân? Luyện viết đẹp làm gì khi thực tế xã hội không dùng đến?”.

Mệt vẫn phải làm

“Thường phải cuối năm phòng giáo dục tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cho cả cô và trò. Nhưng để chuẩn bị tốt nhất trường sẽ tổ chức thi viết đẹp trong học kỳ I. Mỗi lớp, mỗi khối sẽ chọn ra những cô và trò viết đẹp nhất. Sau đó dựa vào kết quả chấm sẽ đề cử cô, trò đi thi cấp phòng rồi thành phố” – một lãnh đạo trường tiểu học tại Hà Nội bộc bạch.

Bà cho hay: “Cuối năm, ban giám hiệu các trường sẽ tổ chức chấm chéo, đánh giá chất lượng giáo viên-học sinh trong đó có chữ viết. Việc rèn chữ vì vậy rất căng thẳng và kéo dài cả năm. Đội ngũ đi thi viết chữ đẹp được trường chuẩn bị kỹ lương, có đầu tư”.

Theo vị hiệu trưởng: “Việc phòng giáo dục tổ chức thi có xếp loại từ cao xuống thấp. Dù không đặt nặng vào thành tích thi đua nhưng nếu ở tốp dưới tự anh cũng phải xấu hổ, đốc thúc nhau làm để cải thiện vị trí”.

“Để 100% học trò xếp loại A về chữ viết có cô yêu cầu trò viết nháp trước sau đó mới viết vào vở chính sau. Bài tập làm văn cũng vậy, cô chấm trên giấy trò làm rồi để trò trình bày vào vở chính và chấm điểm lại cho sạch đẹp.

Mà không phải cháu nào cũng viết đẹp được ngay nên cô trò phải làm gấp đôi phần việc khiến cả hai mệt nhoài. Cô thì không hoàn thành tiến độ dạy. Trò thậm chí phải ở lại cuối buổi từ 15 đến 20 phút để hoàn thành bài viết.

Nếu không xong mang về nhà làm tiếp. Lớp từ 50 đến 60 học sinh muốn 100% học sinh vở xếp loại A cô trò phải làm việc cật lực.Thậm chí có giáo viên thấy học sinh viết chưa đạt bắt xé bài đi, viết lại”.

Vở sạch chữ đẹp là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên và nhà trường. Dù nhỏ nhưng theo vị này “không giáo viên, trường nào muốn đạt loại kém nên đều phải cố gắng dẫn tới có nơi làm thái quá vì bệnh thành tích”.

Một ví dụ khác được bà chia sẻ: “Có giáo viên vì quá mệt mỏi, sợ không kịp tiến độ bài giảng nên nghĩ ra cách làm chống đối. Đầu năm cô cứ cho học trò học và làm bài bình thường, không quan tâm chữ học trò đẹp hay xấu.

Gần cuối kỳ, trường chuẩn bị kiểm tra cô tức tốc cho học sinh cật lực chép lại bài ra vở khác. Nhưng khổ nỗi có trò viết nhanh, viết chậm nên không kịp tiến độ. Sự việc sau được phát hiện, nhà trường chấn chỉnh cô phải làm ngay từ đầu năm nếu không sẽ tính vào thành tích thi đua, xếp loại giáo viên của cô”.

Một giáo viên lâu năm dạy tiểu học ở Vĩnh Phúc tâm sự: “Những lần phòng, sở xuống kiểm tra vở sạch chữ đẹp thầy cô nháo nhác. Lớp nào có nhiều cháu viết đẹp thì nhờ viết cho các bạn để kịp tiến độ.Lớp không có thì cô phải ở lại cùng luyện với trò”..

Tâm sự của giáo viên dạy “gà nòi”

Một giáo viên tiểu học nhiều năm liền có học sinh thi vở sạch chữ đẹp đạt Nhất, Nhì cấp thành phố của Hà Nội tâm sự: “Giáo viên nào không muốn có trò đi thi đạt giải? Muốn trò có giải là một kỳ công và phải có “chiến thuật”.

Có cháu viết đẹp long lanh nhưng thi vẫn không đạt giải. Cô phải sửa cho trò từng dấu chấm câu, nét nối, nét cong, nét thanh như thế nào cho chuẩn”.

Cô cho hay: Đầu năm lớp 1 giáo viên sẽ nhìn nét chữ để lựa chọn trò có khả năng “ẵm giải” để tập trung rèn. Trong các tiết học cô quan tâm hơn đến nét chữ các trò này. Trước thi 1, 2 tháng cô phải xin gia đình kèm riêng trò sau mỗi buổi học. Ngày ngày trò cặm cụi viết, cô căng mắt “bới lông tìm vết” để rèn chữ HS đạt đến độ “chuẩn có giải”.

“Mình cũng phải nịnh, khen, hứa hẹn trao giải. Trò viết đẹp nhưng nếu không hợp tác không thể dạy được. Cũng có khi mình bực không tránh khỏi quát mắng trò” – cô tâm sự.

Theo cô: “Giáo viên nào tính không tỉ mẩn, muốn trò có giải cũng không được. Bản thân mình ngoài việc phải có vở rèn chữ như trẻ cũng phải đi học thêm ở các lò luyện chữ để nắm chắc phương pháp dạy cho trò”.

Là giáo viên nên chị không lạ việc một số đồng nghiệp “hóa phép” cho vở học sinh 100% loại A bởi: “Một lớp có cháu viết đẹp, cháu không. Gần 60 cháu mà tất cả đều đạt loại A là cực khó. Chuyện vở nháp, nhờ trò chép hộ,…không phải hiếm”.

Một cán bộ nghiên cứu chương trình, tham gia viết sách tiếng Việt bậc tiểu học cho hay bà là người phản đối rèn chữ đẹp cho học sinh. Bà tâm sự: “Con tôi học tiểu học, cô giáo dạy giỏi của thành phố bắt cháu viết 32 dòng mỗi ngày. Sau cháu kêu đau vai, đau tay phải đi châm cứu. Tôi góp ý, cô không sửa nên phải chuyển lớp cho con”.

Theo phân tích của nhà khoa học đã có thâm niên trên dưới 30 năm trong nghề, chỉ cần viết chữ đúng chính tả, ngữ nghĩa là được. Có nhiều cái cần dạy hơn là chỉ chăm chăm bắt các trò phải viết đẹp như nhau. Lên cấp 2 rồi đâu lại vào đấy. Để rèn tính nhẫn, thay vì học viết chữ, hãy cho trẻ học vẽ chẳng hạn. Bà cho biết thêm, ở Trung Quốc, có cả môn Thư pháp, nhưng cũng không tổ chức thi chữ đẹp.

Sáng kiến luyện, thi viết chữ đẹp chỉ khiến trẻ thêm gánh nặng học hành, nhà trường chạy theo thành tích. Thậm chí, đó còn là cơ hội để người ta trục lợi từ việc mở lò rèn chữ, bán sách.

Được biết, trong nhiều năm qua, Viện Khoa học Gi áo dục Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của việc luyện chữ đẹp, nhất là mối quan hệ "nét chữ - nết người". Trong nghiên cứu nội dung cho SGK bậc Tiểu học sắp trình lên Bộ GD-ĐT từ nay đến năm 2015, Viện cũng không đề cập đến việc rèn chữ đẹp.

Thêm gánh nặng, tạo cơ hội để trục lợi

Trao đổi với PV, một PGS có hơn 30 năm công tác ở Trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông, Viện khoa học giáo dục VN thẳng thắn: “Mấy chục năm qua, Viện chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của việc luyện chữ đẹp”.

Nghiên cứu chương trình, tham gia viết sách tiếng Việt bậc tiểu học bản thân vị này là người phản đối rèn chữ đẹp cho HS. Bà tâm sự: “Con tôi học tiểu học, cô giáo dạy giỏi của thành phố bắt cháu viết 32 dòng/ngày. Sau cháu kêu đau vai, đau tay phải đi châm cứu. Tôi góp ý, cô không sửa nên phải chuyển lớp cho con”.

Theo bà: “Chỉ cần viết chữ đúng chính tả, ngữ nghĩa là được. Có nhiều cái cần dạy hơn là chỉ chăm chăm bắt 10 trò phải viết đẹp như 1. Lên cấp 2 rồi đâu lại vào đấy. Để rèn tính nhẫn, thay vì học viết chữ hãy cho trẻ học vẽ chẳng hạn,…Trung Quốc bên cạnh ta cũng đâu thi chữ đẹp. Môn Thư pháp được dạy như tự chọn mà thôi. Không đâu như VN có thi vở sạch chữ đẹp cả.

Sáng kiến luyện, thi viết chữ đẹp chỉ khiến trẻ thêm gánh nặng học hành, nhà trường chạy theo thành tích. Thậm chí đó còn là cơ hội để người ta trục lợi từ việc mở lò rèn chữ, bán sách. Trong nghiên cứu nội dung cho SGK bậc Tiểu học sắp trình lên Bộ GD-ĐT từ nay đến năm 2015, Viện chúng tôi không đề cập đến việc rèn chữ đẹp”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại