Hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày bức tượng thần Siva bằng
Là phúc hay họa?
Câu chuyện trở thành tỷ phú của cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Nông trú làng Phú Long 1, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam cách đây hơn 15 năm đến bây giờ người làng vẫn nhớ như in. Có người tiếc nuối, có người lắc đầu bảo “phúc họa - họa phúc” biết đâu mà lường!
Để tận tường câu chuyện ly kỳ, chúng tôi lần giở hàng trăm trang hồ sơ của vụ án, và tận mắt chứng kiến bức tượng đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam, rồi tìm đến gia đình cậu bé tỷ phú năm xưa để nghe câu chuyện thần may mắn gõ cửa và sau đó là những tháng ngày vướng vào vòng lao lý mà như nhiều người bảo chính lời nguyền của bức tượng
Giữa trưa nắng
Cha con ông Nguyễn Văn Kình (1953) giờ vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn kể từ giây phút đào được bức tượng bằng
“Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 23/7/1997 cả nhà tui qua dự đám cưới của người cháu họ thì thằng con tui là Nguyễn Văn Nông (1983), thấy cái máy rà phế liệu của đứa cháu để ở góc nhà nên mượn ra đồi sau nhà rà thử cho vui” - ông Kinh nhớ lại.
Trong lúc rà thử trên khu đất đồi sau nhà thì Nông nghe máy rà báo có kim loại trong lòng đất nên Nông gọi cho ông Lê Chờ - người trú cùng thôn đang có mặt tại đó để đào giúp.
Khi ông Chờ đào sâu khoảng 60cm thì phát hiện 1 hũ bằng bạc đã bị vỡ, bên trong có một bức tượng hình đầu người bằng kim loại màu
Hơn 30 phút hì hục đào, cuối cùng cả Nông và ông Chờ cũng đưa được bức tượng màu
Nghe vậy, ông Kình chạy ra thì gặp ông Chờ đang cầm bức tượng. Ông Kình bảo ông Chờ đưa lại bức tượng vì chính con ông tìm thấy trong vườn nhà mình để đưa về cất giữ.
Làng quê dậy sóng
Lấy lại bức tượng bằng
Vì người đến quá đông nên cha con ông Kình đem giấu, không cho xem. Thông tin bức tượng
4 ngày sau, sáng 27/7/1997, Trần Linh và Nguyễn Văn Vĩnh, trú Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam sau khi tận mắt xem được bức tượng bằng
Sau khi xem bức tượng
Qua hôm sau, hai đối tượng săn mua đồ cổ là Võ Bổn và Trần Quý (cùng trú Duy Xuyên) khi nghe tin cha con ông Nguyễn Văn Kình có bức tượng cổ nên tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Anh (hay còn gọi là Chín móm) trú thôn Phú Đa, Duy Thu, huyện Duy Xuyên là bà con với ông Kình nhờ để Anh liên hệ mua giúp bức tượng.
Hơn 2 ngày sau, đến 29/7/1997, Nguyễn Văn Anh ra Đà Nẵng tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Trung (trú kiệt 7, Hoàng Diệu, Đà Nẵng) và gặp ông Nguyễn Văn Kình đang tạm trú tại đây vì sợ ở quê không an toàn với bức tượng
Qua bàn tính, ông Anh khuyên ông Kình từ từ xem giá cả thế nào rồi mới bán, không nên bán vội.
Sau thất bại lần mua đầu tiên, Nguyễn Đăng Tiến thấy một mình không “kham” nổi việc mua bức tượng nên rủ Nguyễn Đình Bằng (1957) trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng cùng góp vốn để mua bằng được bức tượng
Tuy nhiên, trong lần gặp này hai bên vẫn chưa thống nhất được giá cả nên ông Kình hẹn Bằng và Tiến đến 2/8/1997 tiếp tục bàn thảo về giá cả. Vì biết đây là bức tượng cổ vô giá sợ người khác mua, nên khi thấy Nguyễn Văn Anh đến gặp ông Kình để hỏi về bức tượng, Bằng sợ Anh giới thiệu cho người khác mua nên đã cho Anh 900 USD gọi là phí “bịt miệng”.
Với số tiền nhận được từ Bằng, ông Anh không môi giới cho Bổn và Quý nữa.
Đúng thời gian đã hẹn, Kình, Bằng, Tiến gặp nhau tại nhà Nguyễn Văn Trung. Tại đây, ông Kình đã đồng ý bán bức tượng với giá 60 lượng
Sáng ngày 3/8/1997, Nguyễn Văn Kình và con trai đầu là Nguyễn Văn Nhân cùng Trần Quang Vĩnh (người cùng thôn) “áp tải” tượng cổ trên từ nhà ra Đà Nẵng để bán cho Bằng và Tiến.
Tuy nhiên, khi tiến hành giao bức tượng thì gia đình ông Kình đổi ý và đòi giá 75 lượng
Thấy gia đình ông Kình đổi ý, cả Bằng và Tiến tiếp tục thương lượng và cái giá cuối cùng là 68 lượng
Còn tiếp...