Phát hiện nhiều di vật cổ tại hang Con Moong

Hoàng Lam |

Sáng 30/10, tại Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Sở VH-TT&DL Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận, công bố kết quả khai quật tại đây.

Các nhà khảo cổ đã xác nhận địa tầng di chỉ dày 9,5m tại hang Con Moong. Đây là một trong số di chỉ có địa tầng dày và được bảo tồn tốt ở Đông Nam Á. Tại địa tầng hang Con Moong, các nhà khảo cổ phát hiện 10 lớp cấu trúc khác nhau.

Tại các lớp từ 1 đến 6, đã tìm thấy công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Các lớp 7 đến 10 có công cụ đá quartz, di vật tập trung nhất là lớp 10 (độ sâu từ -8,5m đến -9,5m). Bước đầu, các nhà khảo cổ học ghi nhận 4 giai đoạn phát triển văn hóa ở hang Con Moong.

Chiếc máy ảnh cổ hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn sau 50 năm bôn ba Chiếc máy ảnh cổ hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn sau 50 năm bôn ba

Chiếc máy ảnh xuất hiện ở TPHCM là chiếc máy Minolta Minenolta S được một bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh tìm mua với giá 1,3 triệu đồng. Giá trị của nó không lớn nhưng nó lại được coi là "đồ hiếm" đối với dân yêu nhiếp ảnh. Cùng tìm hiểu và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc máy ảnh cổ hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn sau đúng 50 năm bôn ba qua tay các nhiếp ảnh gia:

Đã phát hiện công cụ đá cuội ghè đẽo, công cụ vỏ trai, mũi nhọn xương, rìu tứ giác, gốm Đa Bút, các mộ chôn nằm co, bó gối, rắc thổ vàng, chôn theo công cụ đá và vỏ trai, mộ chôn tập thể… Về cơ bản, đây là dấu tích văn hóa Đá mới.

Các di tồn văn hóa trên địa tầng hang Con Moong cho thấy truyền thống cư trú hang động, sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, kỹ thuật chế tác công cụ, sự biến đổi khí hậu và sự thích ứng của con người trong nhiều vạn năm.

Với kết quả khai quật hang Con Moong, Việt Nam bổ sung kỹ nghệ mảnh đá quartz thuộc giai đoạn Late Pleistocene (sự tiến triển về cổ khí hậu từ khô lạnh giai đoạn cuối băng hà) ở nước ta.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học còn trình bày kết quả khai quật ở hệ thống hang xung quanh hang Con Moong, hang Diêm (bản Sánh, xã Thành Yên), hang Mang Chiêng (Vườn Quốc gia Cúc Phương, tiếp giáp xã Thành Yên)…

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, phát biểu, chọn hang Con Moong để nghiên cứu, các nhà khảo cổ hướng tới hai mục tiêu là tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn những giá trị khoa học nổi bật của di tích hang Con Moong và định hướng quy hoạch bảo tồn cho việc lập hồ sơ Di sản văn hóa trong tương lai.

Hang Con Moong ở bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa có độ cao tuyệt đối 147m, độ cao tương đối 32m, nằm trong núi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, khoảng 240 triệu năm.

Đến tháng 11/2013, đoàn hợp tác khoa học giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học-Dân tộc Novosibirsk (Nga) đã hoàn thành khai quật hố 14m2 tại hang Con Moong.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại