PGS Quyết và biệt tài sờ bụng chỉ định... mổ ngay

"Có những ca, bệnh nhân đã bị trả về, nhưng khi đưa đến bệnh viện Việt Đức chúng tôi vẫn cố gắng cứu chữa dù chỉ còn một hy vọng nhỏ nhoi".

Với hơn 30 năm công tác và gắn bó với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trải qua nhiều cương vị khác nhau nhưng dù ở cương vị nào PGS .TS Nguyễn Tiến Quyết – GĐ Bệnh viện Việt Đức cũng luôn hết mình trong công tác cứu chữa bệnh nhân, cũng như luôn đấu tranh vì sự tiến bộ của ngành y.

Chính vì thế, ông đã được UBND Thành phố Hà Nội vinh danh là 1 trong 10 công dân Thủ đô ưu tú trong đợt kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô. Chia sẻ với PV về danh hiệu này, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết không giấu được cảm xúc: “Đây là vinh dự đối với gia đình, cơ quan. Tôi sẽ cố gắng hết mình để đóng góp một phần rất nhỏ bé vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Chỉ là đóng góp nhỏ nhoi

GĐ Bệnh viện Việt Đức:
GĐ Bệnh viện Việt Đức: "Xã hội hóa bệnh viện là rất tốt, nhưng cần phải công khai, minh bạch. Đặc biệt là người đứng đầu bệnh viện". Ảnh: Lê Phương.

Nói về những đóng góp cho Bệnh viện Việt Đức, ông Quyết cho biết: “Những đóng góp của tôi chỉ là một phần rất nhỏ bé, cùng với tập thể cán bộ, công nhân viên, bác sĩ của bệnh viện và kế thừa những thành tựu của thế hệ cha anh đi trước để xây dựng bệnh viện như ngày hôm nay”.

Theo PGS Quyết, so với trước thì hiện nay bệnh viện Việt Đức đã giảm được rất nhiều tình trạng quá tải, mặc dù đây là bệnh viện tuyến cuối về Ngoại khoa. Để làm được điều đó, BV Việt Đức đã xây dựng được hệ thống Bệnh viện vệ tinh khá tốt ở các tỉnh và luôn trao đổi kinh nghiệm với các bệnh viện ở khu vực Hà Nội.

“Tôi lấy ví dụ như, những vụ tai nạn sập cầu Chu Va ở Lai Châu, nổ pháo hoa ở Phú Thọ và gần đây nhất là tai nạn xe khách ở Lao Cai. Các bệnh viện ở đó làm rất tốt công tác cứu chữa bệnh nhân, chỉ những bệnh nhân rất nặng mới phải chuyển về Việt Đức. Đó được xem là thành công của hệ thống bệnh viện vệ tinh”, ông Quyết cho biết.

Ngoài ra, từ khi làm lãnh đạo tại Bệnh viện Việt Đức, công tác xã hội hóa tại Bệnh viện đã được triển khai đúng lộ trình và bước đầu mang lại hiệu quả rất lớn cho công tác khám chữa bệnh. “Xã hội hóa là để tận dụng các thế mạnh bên ngoài. Nhờ có xã hội hóa, mới có máy móc hiện đại để chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, xã hội hóa cần phải công khai, dân chủ, minh bạch …lãnh đạo bệnh viện phải không có tư lợi gì trong đó”, ông Quyết nói.

Trình độ ghép tạng ngang bằng thế giới

Ghép tạng ở Việt Nam không thua kém so với thế giới Ghép tạng ở Việt Nam không thua kém so với thế giới

Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.

Ngoài những thành công chung về việc quy hoạch và xây dựng bệnh viện, trong suốt thời gian qua, Bệnh viện Việt Đức còn là đơn vị đi đầu trong việc ghép tạng cứu người. Theo đó, tỷ lệ thành công khi ghép tạng ở Bệnh viện Việt Đức không thua kém gì so với thế giới khi đạt tỷ lệ thành công tới 85%.Còn riêng về phía cá nhân, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết cũng là người đi trong ghép tạng tại Việt Nam.

“Hơn 30 năm làm nghề y, với bao lao tâm khổ tứ, lăn lộn, học hỏi trong tất cả các lĩnh vực đến nay tôi đã có cái “tài” là chỉ cần hỏi bệnh, sờ bụng khám, ấn bụng bệnh nhân là có thể chỉ định mổ chuẩn tới 100%.

Tuy nhiên, nhiều lúc nghĩ lại có những ca phải đứng mổ hàng 7 đến 8 tiếng nhưng chỉ được bồi dưỡng hớn 100.000 đồng (theo quy định của BYT – P/V). Trong khi có những nghề khác chỉ cần sau 5 đến 10 phút họ đã thu được hàng chục triệu đồng. Thử hỏi có thấy mủi lòng không”, PGS. Nguyễn Tiến Quyết chia sẻ.

30 năm PGS Quyết phải đón giao thừa tại bệnh viện, vì trong dịp tết tình trạng TNGT gia tăng rất nhanh. Ảnh: Báo GTVT.
30 năm PGS Quyết phải đón giao thừa tại bệnh viện, vì trong dịp tết tình trạng TNGT gia tăng rất nhanh. Ảnh: Báo GTVT.

Chia sẻ với phóng viên về thời gian làm việc PGS Quyết cho biết, dù là lãnh đạo bệnh viện nhưng có những hôm ông phải trực ghép tạng 24/24 tiếng tại bệnh viện. Thậm chí trong 30 năm làm việc tại Bệnh viện chưa năm nào ông được đón giao thừa ở nhà.

Còn về trình độ chuyên môn, PGS Quyết bật mí: “Ca mổ chính đầu tiên của tôi là một ca nối vị tràn cho bệnh nhân và tiếp đó là ca mổ tắc ruột. Khi được đứng mổ chính, bản thân cảm thấy có rất nhiều áp lực, áp lực với các thầy, áp lực vơi bệnh nhân. Nhưng khi mổ xong, cảm thấy rất vui mừng vì đã cứu chữa được cho bệnh nhân.

Sau này, tôi đã từng đứng mổ những ca đến 7,8 tiếng như cắt gan lớn, cắt tạng và ghép gan lúc đó tôi cảm thấy áp lực rất lớn vì sợ bệnh nhân tử vong. Tóm lại, qua mỗi thời gian, mỗi thời kỳ thì đều có những cung bậc cảm xúc khác nhau”.

Theo ông Quyết, khi cứu sống được một bệnh nhân, thì tự bản thân mình cũng thấy vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội, cho gia đình.

GĐ Bệnh viện Việt Đức: Học y 6 năm thì làm nghề chưa được GĐ Bệnh viện Việt Đức: Học y 6 năm thì làm nghề chưa được

(Soha.vn) - Đó là khẳng định của TS Nguyễn Tiến Quyết – GĐ Bệnh viện Việt Đức với báo giới bên lề buổi tọa đàm “Xã hội hóa trong công tác y tế” vào sáng nay, 16/12.

“Có những ca, bệnh nhân đã bị trả về, nhưng khi đưa đến bệnh viện Việt Đức chúng tôi vẫn cố gắng cứu chữa dù chỉ còn một hy vọng nhỏ nhoi. Ví dụ như ca bệnh của một cháu bé ở Hải Phòng, phải truyền gần chục lít máu để tiến hành phẫu thuật. Hay ca bệnh của một anh kỹ sư bị ung thư gan, đã từng đi nước ngoài cắt gan không khỏi, nhưng khi về, BV Việt Đức đã cứu sống nhờ ghép gan”, ông Quyết cho biết.

Tuy nhiên, điều mà PGS. Quyết trăn chở nhất đó chính là áp lực từ phía người nhà bệnh nhân, khi cho rằng đưa vào viện là bác sĩ phải có trách nhiệm cứu sống. “Tôi phải khẳng định rằng, bác sĩ cũng là người chứ không phải là thánh, nên không phải trường hợp nào cũng cứu, chữa được. Điều quan trọng là trong ca bệnh đó người bác sĩ ấy đã cố hết sức mình hay chưa mà thôi”, ông Quyết nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại