Nơi "bữa cơm 3 miếng thịt" đón Tết ra sao?

Ngọc Tú |

Tết đến, khi mọi người được sum vầy bên gia đình thì những cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ lại trực 24/24. Có đêm Giao thừa, cả cán bộ và bệnh nhân ôm nhau khóc vì nhớ nhà da diết.

Những chuyện chưa kể ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An đóng trên địa bàn xã Giang Sơn Đông (huyện Đô Lương, Nghệ An). Được thành lập từ năm 1977, Trung tâm này vốn chỉ là Trại nuôi dưỡng xã hội nằm trên mảnh đất giữa rừng hoang.

Trải qua nhiều năm thành lập, hiện giờ Trung tâm đã có cơ sở vật chất khá khang trang. Với nhiều khu vực điều trị riêng biệt, Trung tâm có thể đảm bảo chăm sóc cho các đối tượng xã hội dù vẫn còn khá khó khăn.

Cổng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương, Nghệ An).
Cổng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An ở xã Giang Sơn Đông (Đô Lương, Nghệ An).

Theo các cán bộ ở Trung tâm, hiện nơi này đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 120 đối tượng xã hội gồm cả những bệnh nhân tâm thần và những người khuyết tật, già cả neo đơn.

Hơn 120 đối tượng xã hội đang được nuôi dưỡng tại đây cũng là từng ấy hoàn cảnh, mảnh đời và số phận nghiệt ngã khác nhau. Có những người được chăm sóc hàng chục năm trời từ khi Trung tâm mới thành lập, cũng có những người mới được đưa về chăm sóc.

Chị Đào Thị Tỵ (27 tuổi) 4 năm làm cán bộ nhà bếp, hơn 1 năm nay chị được chuyển sang làm hộ lý của Trung tâm.

Chị Tỵ chia sẻ, những lúc bình thường thì các đối tượng rất vui vẻ, hòa đồng. Nhưng lúc lên cơn, các đối tượng hung dữ và đánh bất cứ ai kể cả cán bộ.

Sau nhiều năm xây dựng, giờ Trung tâm đã có cơ sở vật chất với nhiều khu điều trị cho các bệnh nhân nam và nữ riêng.
Sau nhiều năm xây dựng, giờ Trung tâm đã có cơ sở vật chất với nhiều khu điều trị cho các bệnh nhân nam và nữ riêng.

Những ngày đầu mới vào làm, phận con gái nên tôi sợ lắm. Có lần đang quét dọn, mấy đối tượng nam chạy đuổi đánh, may lúc đó có mấy anh cán bộ đi đến giải cứu không thì tôi nhừ đòn rồi.

Nhiều lúc đang ngồi trực đêm, có mấy bệnh nhân lên cơn hò hét rồi chạy lại hù dọa làm tôi mất hồn mất vía. Giờ làm lâu tôi cũng quen dần với cảnh này rồi”, chị Tỵ kể.

Được biết, hiện tại các đối tượng xã hội và bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm hàng tháng được trợ cấp từ 810.000 - 1.080.000 đồng tùy theo hệ số.

Ngoài tiền trợ cấp, hàng tháng và hàng năm các đối tượng đều được trang cấp thêm các đồ dùng cá nhân và quần áo hè, đông. Những đợt rét đậm, các đối tượng được cấp thêm chăn, áo ấm để đảm bảo sức khỏe.

Vườn rau xang tăng gia của các cán bộ tại Trung tâm để phục vụ thêm cho bệnh nhân và các cán bộ.
Vườn rau xang tăng gia của các cán bộ tại Trung tâm để phục vụ thêm cho bệnh nhân và các cán bộ.

Những bệnh nhân tâm thần chuẩn bị đón Tết

Theo ông Trần Ngọc Khâm - Cán bộ Sở LĐTBXH - Quyền Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An cho biết, Tết đến, ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, các đối tượng được hỗ trợ thêm 150 nghìn đồng ăn Tết.

Tuy số tiền không nhiều nhưng phần nào giúp các đối tượng được cải thiện bữa ăn để đón ngày Tết cổ truyền ấm cúng.

Theo ông Khâm, số tiền 150 nghìn đồng này sẽ không nấu 1 lúc mà sẽ được chia đều nấu thêm cho các đối tượng ăn vào những ngày Tết cho hợp lý để tránh tình trạng “ngày thừa, ngày thiếu”.


Các đối tượng ở Trung tâm ngoài tiền trợ cấp hàng tháng theo chế độ, ngày Tết họ được trợ cấp thêm 150 nghìn đồn.

Các đối tượng ở Trung tâm ngoài tiền trợ cấp hàng tháng theo chế độ, ngày Tết họ được trợ cấp thêm 150 nghìn đồn.

Được biết, dịp Tết Nguyên đán này sẽ có 24 cán bộ của Trung tâm chia làm 2 ca trực 24/24 để chăm sóc các đối tượng. Cụ thể, ca 1 sẽ trực từ ngày 28 đến mồng 3 Tết và ca 2 sẽ trực từ mồng 4 đến hết Tết, với đầy đủ các cán bộ của các phòng ban.

Ngoài việc chuẩn bị về nhân sự, ông Khâm cũng đã chỉ đạo nhập thêm lượng lớn thuốc về dự trữ để sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân phòng khi hết thuốc dịp Tết.

Bên cạnh đó, vấn đề thực phẩm, dinh dưỡng cho các đối tượng cũng rất được cán bộ Trung tâm chú ý. Hiện Trung tâm đã làm hợp đồng với các nhà cung ứng và qua các hội đồng kiểm định để đảm bảo giá cả cũng như chất lượng cho các đối tượng ăn Tết.


Những phần quà tết được các cán bộ Trung tâm dành lại đêm Giao thừa tổ chức bữa liên hoan ngọt và phát cho các đối tượng coi như mừng tuổi.

Những phần quà tết được các cán bộ Trung tâm dành lại đêm Giao thừa tổ chức bữa liên hoan ngọt và phát cho các đối tượng coi như mừng tuổi.

Ngày Tết, có nhiều đoàn từ thiện lên để trao quà và thăm các đối tượng nên cũng đỡ phần nào.

Các phần quà họ đến thăm, chúng tôi đều dành lại để đêm Giao thừa tổ chức bữa liên hoan ngọt rồi phát cho các đối tượng coi như mừng tuổi để an ủi họ ngày Tết”, ông Khâm chia sẻ.

Cũng theo ông Khâm, dịp Tết này có nhiều gia đình đến đăng ký xin đón các đối tượng về quê ăn Tết.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được cho về vì các đối tượng phải có người thân bảo lãnh, xác nhận địa phương và quan trọng nhất chính là sức khỏe đảm bảo mới được về Tết.

Ngày Tết đến, nhiều đối tượng có người thân vẫn được gia đình xin đón về sum vầy cùng gia đình đón Tết.
Ngày Tết đến, nhiều đối tượng có người thân vẫn được gia đình xin đón về sum vầy cùng gia đình đón Tết.

“Có những đêm giao thừa, bệnh nhân khóc, chúng tôi cũng ứa nước mắt”

Chia sẻ với chúng tôi những ngày trực Tết ở Trung tâm, nhiều cán bộ làm việc tại đây cho biết họ buồn đến chảy nước mắt.

Tuy vậy, mọi người trong trung tâm vẫn thường đùa nhau rằng “đã vào đây thì ngày nào cũng là Tết”. Bởi họ cố tình xem ngày Tết cũng như ngày thường để mỗi người quên đi đêm Giao thừa vắng người thân và không phải buồn nhiều vì công việc.


Dù những lúc lên cơn, các đối tượng không biết mình là ai. Nhưng lúc tỉnh táo, ngày Tết đến ai cũng buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân.

Dù những lúc lên cơn, các đối tượng không biết mình là ai. Nhưng lúc tỉnh táo, ngày Tết đến ai cũng buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân.

"Những ngày Tết đến, vì ở lại trực phải xa nhà, xa gia đình nên ai cũng buồn. Nhưng vì trách nhiệm công việc nên mọi người cùng động viên nhau cố gắng để hoành thành tốt.

Những ngày đó chỉ mong các đối tượng không xảy ra chuyện gì là chúng tôi vui rồi", chị Tỵ - cán bộ hộ lý nói.

Anh Ba - Trưởng phòng Y tế hỏi thăm sức khỏe 1 đối tượng tâm thần.
Anh Ba - Trưởng phòng Y tế hỏi thăm sức khỏe 1 đối tượng tâm thần.

Anh Nguyễn Văn Ba - Trưởng phòng Y tế Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An chia sẻ, hơn 31 năm làm việc tại đây là 31 lần anh đón Tết tại Trung tâm cùng các bệnh nhân tâm thần.

Dù đã quá quen với công việc nhưng mỗi lần đến khoảnh khắc Giao thừa năm cũ - năm mới, anh Ba lại tủi thân, nhớ gia đình và buồn lặng.

Anh Ba kể, những năm đầu mới vào làm, cũng như những cán bộ khác, chưa có nhiều kinh nghiệm lại phải chăm sóc các bệnh nhân tâm thần đặc biệt nặng nên anh luôn lo lắng và khá sợ.

Thế nhưng dần dà, tiếp xúc nhiều rồi anh Ba cũng quen với môi trường sống nơi đây.

Có những đêm giao thừa nhớ nhà, các đối tượng khóc, cán bộ cũng ứa nước mắt vì nhớ người thân.
Có những đêm giao thừa nhớ nhà, các đối tượng khóc, cán bộ cũng ứa nước mắt vì nhớ người thân.

Hàng ngày, mỗi lúc lên cơn là các đối tượng không còn biết mình là ai và đuổi đánh bất cứ người nào. Nhưng những lúc tỉnh táo, các đối tượng cũng vui, buồn và tình cảm với mọi người, với cán bộ.

Ngày bình thường thì thôi chứ 3 ngày Tết trực lại là buồn vô tận. Dù đã hơn 31 năm làm ở đây, trực Tết để chăm sóc các đối tượng nhưng đêm Giao thừa không được về nhà thắp nén hương cho bàn thờ tổ tiên, cho người con đã mất, tôi cũng buồn lắm!

Các đối tượng cũng thế, bình thường thì vui vẻ, cười đùa chứ mấy ngày Tết ai cũng buồn thiu. Nhiều người khóc suốt, họ bảo nhớ người thân, gia đình.

Dù nhiều người giờ chẳng biết còn ai người thân ở quê nữa không vì bao năm xa cách, nhưng Tết đến vẫn nhớ nhà. Thấy họ khóc nhớ nhà mà mình ứa nước mắt. Thương vợ và con, người thân ở nhà”, anh Ba lặng người xúc động.

Ngày Tết đến, khu chăm sóc cho các đối tượng xã hội, già cả neo đơn cũng bắt đầu rộn ràng tiếng nói, hỏi thăm cùng chuẩn bị thêm những chiếc bánh chưng, gói kẹo cho ngày Tết cổ truyền.
Ngày Tết đến, khu chăm sóc cho các đối tượng xã hội, già cả neo đơn cũng bắt đầu rộn ràng tiếng nói, hỏi thăm cùng chuẩn bị thêm những chiếc bánh chưng, gói kẹo cho ngày Tết cổ truyền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại