Những loài rắn cực độc xuất hiện tại Việt Nam

B. Bình (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Việt Nam được ghi nhận là nơi cư ngụ của 193 loài rắn, trong đó có 53 loài rắn độc và cực độc có thể gây chết người.

Rắn lục đầu bạc kha-rin Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng là: Đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể khoảng 759-980 mm, vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn, 183 -199 hàng vẩy bụng, 186-201 đốt sống thân, 46 -51 đốt sống đuôi. Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ 2 thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam cho đến hiện tại.

Rắn lục đầu bạc kha-rin Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng là: Đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể khoảng 759-980 mm, vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn, 183 -199 hàng vẩy bụng, 186-201 đốt sống thân, 46 -51 đốt sống đuôi. Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ 2 thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam cho đến hiện tại.

Rắn lục von-gen (rắn lục miền Nam) là một trong những loại rắn lục độc nhất sinh sống tại Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền Nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m.

Rắn lục von-gen (rắn lục miền Nam) là một trong những loại rắn lục độc nhất sinh sống tại Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền Nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m.

oo

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc trong số các loài rắn lục, thân màu xanh, đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài thân khoảng 60 - 100cm. Thức ăn của chúng là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Chúng thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Loài rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do vết cắn của chúng. Đây là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con. Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loài môi trường sống, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp. Chúng sinh sống gần nước và thường sống gần khu vực con người, đặc biệt là các làng, vì đây nguồn cung cấp cho chúng về động vật gặm nhấm và nước. Ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và chúng thường chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Các khoang vàng và đen đan xen là một lời cảnh báo về nọc độc rất mạnh của rắn cạp nong. Loài này mới chỉ được ghi nhận ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai.

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp. Chúng sinh sống gần nước và thường sống gần khu vực con người, đặc biệt là các làng, vì đây nguồn cung cấp cho chúng về động vật gặm nhấm và nước. Ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và chúng thường chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Các khoang vàng và đen đan xen là một lời cảnh báo về nọc độc rất mạnh của rắn cạp nong. Loài này mới chỉ được ghi nhận ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai.

Cạp nong đầu đỏ là một chi cạp nia thuộc họ Rắn hổ, loài này phân bố ở Nam Thái Lan, nam Myanma, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai, Pulau Tioman, Indonesia. Loài này có thể dài đến 2,1m. Chúng sinh sống ở rừng mưa thấp. Cạp nong đầu đỏ có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm, có địa bàn phân bố chưa được xác định rõ ràng.

Cạp nong đầu đỏ là một chi cạp nia thuộc họ Rắn hổ, loài này phân bố ở Nam Thái Lan, nam Myanma, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai, Pulau Tioman, Indonesia. Loài này có thể dài đến 2,1m. Chúng sinh sống ở rừng mưa thấp. Cạp nong đầu đỏ có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm, có địa bàn phân bố chưa được xác định rõ ràng.

Hổ mang chúa được mệnh danh là chúa tể của các loài rắn độc vì kích thước khổng lồ (có thể dài tới 5m, lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc trên thế giới). Chúng cũng có nọc độc cực mạnh, đủ sức làm chết người. Đầu, lưng rắn hổ chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Nọc độc của chúng đầu độc thần kinh, do đó, có thể tước mạng sống con người chỉ bằng một cú mổ. Rắn hổ mang chúa thường sống trong hang dưới những gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng, bên bờ suối... thức ăn là các loài rắn khác, chim, chuột, thằn lằn, kỳ đà.

Hổ mang chúa được mệnh danh là chúa tể của các loài rắn độc vì kích thước khổng lồ (có thể dài tới 5m, lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc trên thế giới). Chúng cũng có nọc độc cực mạnh, đủ sức làm chết người. Đầu, lưng rắn hổ chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Nọc độc của chúng đầu độc thần kinh, do đó, có thể tước mạng sống con người chỉ bằng một cú mổ. Rắn hổ mang chúa thường sống trong hang dưới những gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng, bên bờ suối... thức ăn là các loài rắn khác, chim, chuột, thằn lằn, kỳ đà.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại