Gốc huê khủng được trục vớt tại ngầm bến Troóc xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch đã được các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình định giá khoảng 17 tỷ đồng. Sau khi làm sạch, gốc huê này còn khoảng 1,5 tấn và giá thị trường thời điểm hiện tại khoảng 12 triệu đồng/1kg.
Ông Mai Kiên - 64 tuổi ngụ khóm 2, phường 5, TP.Sóc Trăng - đã có 40 năm làm nghề kinh doanh gỗ là chủ nhân gốc cây bàng đá này. Hiện đã có thương lái đến ngã giá 2 tỉ đồng mua gốc bàng “đực” này nhưng ông không bán. Theo quan sát, bộ rễ khổng lồ có hình thù rất lạ, mang dáng dấp cọp, rùa, rắn; các biểu tượng về đức Phật thích ca, Phật bà Quan âm...
Cây đa có bộ rễ "khủng" thuộc sở hữu của anh Lê Huy Giáp trú tại ấp Tân Thanh, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Sau 17 năm được chăm sóc chu đáo, bộ rễ của cây đa đã thành hình, rũ xuống, đan xen nhau tạo thành một mái vòm, đẹp mê hồn. Theo anh Giáp, hiện cây đa cao khoảng 20 m, đường kính bộ rễ rộng 5 m, chiều cao bên trong khoảng 2,6 m. Trưa nóng có thể mắc 2-3 cái võng bên trong để nghỉ ngơi. Dù có người trả giá lên đến 1,7 tỉ đồng cho cây đa có bộ rễ khủng, độc nhất vô nhị, nhưng gia đình anh Giáp nhất quyết không bán
Anh Trần Xuân Cường (27 tuổi, trú phường Hội Phú, TP. Pleiku, Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ - chủ nhân của gốc trắc với đường kính trên 2m; trọng lượng 2 tấn; chiều cao 1,5m. Gốc trắc “khủng” này được một doanh nhân ở TP.HCM trả giá 2 tỉ đồng nhưng anh Cường không bán.
Gốc lũa siêu đẹp này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Công Đức (Lương Sơn, Hòa Bình). Gốc cây này có đường kính tới 7m, có tuổi thọ khoảng 3.000-4.000 năm, là loài gỗ cực quý, làm lũa cực đẹp, lại không bị thủng ở giữa gốc. Với cái giá 130 ngàn USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng cho cái gốc cây ông “nhặt” được, song ông Đức vẫn từ chối.