Những chuyện bi hài khi nữ sinh viên đi lái xe ôm

Cao Nguyên |

(Soha.vn) - “Ngày bắt đầu nộp hồ sơ xin việc, người thân, bạn bè của Xuân ai cũng cho rằng làm xe ôm "thấp kém", "xấu xa” và nguy hiểm nên ra sức khuyên cô từ bỏ”. Hoàng Thị Xuân chia sẻ.

Là một người con sinh ra trong gia đình làm nông, hiếu học ở Nam Định, Hoàng Thị Xuân sinh viên khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội từ nhỏ đã mong muốn sau này sẽ trở thành một cô giáo.

Niềm vui như đến với Xuân khi nhận được giấy báo của trường Đại học Sư Phạm HN, một phần ước mơ của cô bắt đầu được nhen nhóm. Và những thử thách bắt đầu đến với Xuân, xa gia đình lên Hà Nội học tập, cuộc sống của Xuân mới đầu gặp rất khó khăn. Nhưng rồi nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân nên sau một thời gian nhập học, cuộc sống của Xuân nơi thành thị đã dần ổn định

Việc học hành rất bận rộn nhưng để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống, Hoàng Thị Xuân bắt đầu đi xin làm gia sư. Cái duyên với nghề giáo đã giúp cô gắn bó với công việc này suốt 3 năm qua.

Từng gắn bó với “nghề” gia sư là vậy nhưng khi được biết một công ty tuyển xe ôm chuyên chở các em học sinh, Xuân đã nộp hồ sơ phần vì tò mò phần vì muốn được trải nghiệm, va chạm để sau này ra trường có nhiều kinh nghiệm hơn trong xã hội.

Mới bắt đầu công việc làm xe ôm Hoàng Thị Xuân rất ngại nhưng giờ đây cô thấy rất vui và thích thú.
Mới bắt đầu công việc làm xe ôm Hoàng Thị Xuân rất ngại nhưng giờ đây cô thấy rất vui và thích thú.

Vượt qua các thủ tục như trình bằng lái xe và thử tay lái, Xuân đã được nhận vào làm. Ngoài hai yếu tố như bằng lái và tay lái, theo Xuân phía công ty họ cũng nhìn vào khuôn mặt và cách ăn nói mới dám nhận.

Ngày đầu tiên đến công ty, Xuân được phát mũ bảo hiểm và đồng phục sau đó đi nhận học sinh (khách hàng ruột - PV) để đảm nhiệm việc đưa đón. Khách hàng của Xuân là một học sinh lớp 5 trường Tiểu học Minh Khai (Từ Liêm, Hà Nội).

Theo Xuân, ngoài các thủ tục đơn giản trên, cái quan trọng nhất là phía công ty đưa mình đến để gặp phụ huynh nói chuyện và làm quen với học sinh đó. Khó nhất là mình phải tạo được sự tin cậy với bố mẹ học sinh và đặc biệt là tạo được ấn tượng, tình cảm với em bé mà mình đưa đón.

Những tài xế nữ đến làm xe ôm ở đây, sẽ được quản lý giao cho phụ trách một học sinh riêng theo hợp đồng. Với hợp đồng đưa đón học sinh, phụ huynh sẽ trả tiền theo tháng và tài xế xe ôm sẽ ăn theo phần trăm.

Xuân nhớ lại, ngày bắt đầu nộp hồ sơ xin việc, không chỉ người thân, bạn bè của Xuân ai cũng cho rằng làm nghề xe ôm "thấp kém", có thể gặp nhiều nguy hiểm nên ra sức khuyên cô từ bỏ. Nhiều bạn còn trêu chọc, “nếu sau này vào làm tao có đi đâu thì xe ôm (Xuân - PV) chở giúp nhé. Được con gái làm xe ôm chở đi, vừa đi vừa ôm thích lắm”.

Bạn bè nói thì mình chỉ biết im lặng và cười, trở ngại lớn nhất của Xuân khi bắt đầu làm công việc mới là ở gia đình.

"Chưa biết là làm gì nhưng nghe từ "xe ôm", hôm gọi điện về bố mẹ đã phản ứng dữ dội và cấm tuyệt đối. Lúc đầu, Xuân dùng mọi cách thuyết phục nhưng bố mẹ vẫn không đổi ý, sợ con mình làm nghề này sẽ nguy hiểm.

Ai đời con gái đi làm xe ôm bao giờ. Rồi bố mẹ lại nhờ chị gái tìm hiểu về công ty, công việc như thế nào… và mình gọi điện về nói chỉ làm xe ôm chở học sinh thôi, rồi bố mẹ cũng hiểu và cho mình đi làm", Xuân cho biết.

Một điều mà Xuân thấy vui khi làm xe ôm là được các em nhỏ hỏi bài, chia sẻ những việc học hành, tình cảm của các cháu… cảm nhận như mình cũng đang là người đi dạy thêm, là người cô giáo.

Một điều mà Xuân thấy vui khi làm xe ôm là được các em nhỏ hỏi bài, chia sẻ việc học hành, tình cảm của các cháu… Xuân cảm thấy như mình cũng đang cô giáo.

Nhớ lại ngày đầu tiên đi làm, giờ nghĩ lại Xuân thấy vẫn còn rất ngại. "Bởi lẽ trên người mình đều mang đầy chữ "xe ôm", nào là ở mũ bảo hiểm, áo… từ trước đến nay con gái đã làm xe ôm bao giờ đâu. Hơn nữa dịch vụ này mới lạ nên nhiều người nhìn vào, đỏ hết cả mặt, thậm chí phải đeo khẩu trang suốt ngày".

"Có một hôm khi đến cổng trường chờ đón “khách ruột” của mình, vì đang còn ngại nên Xuân đã bịt khẩu trang kín mít. Những phụ huynh đến đón con đứng bên cạnh nói, “xe ôm thân thiện gì mà chẳng thân thiện tí nào, mặt mũi lái xe bịt kín mít thế, biết đâu là kẻ gian đi bắt cóc học sinh”.

Từ ngày hôm đó mình “từ biệt” cái khẩu trang mỗi khi đi làm. Và đến hôm nay thì dường như mọi e ngại, lạ lẫm đó không còn nữa, mình đã thấy quen và cảm thấy rất thú vị", Xuân chia sẻ.

Một điều mà Xuân thấy vui khi làm xe ôm là được các em nhỏ hỏi bài, chia sẻ việc học hành, tình cảm… mình cảm nhận như đang là cô giáo của bé.

Có một kỷ niệm của Xuân với “khách ruột” của mình mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy vui đó là một lần“khách ruột” của Xuân được điểm thấp và không muốn về nhà. Xuân phải đưa đi ăn kem, đi chơi sau đó khuyên bảo thì cậu ta mới chịu về.

"Hôm đó về muộn nên lại bị phụ huynh gọi điện hỏi, khi về mình kể lại phụ huynh thấy con mình được chia sẻ nên cảm thấy quý và tin tưởng mình hơn", Xuân cho hay.

Sau một thời gian, Xuân lại muốn gắn bó với công việc chở học sinh tới khi nào đi thực tập tốt nghiệp mới thôi.

Theo Xuân, ngoài đưa đón các em đúng giờ thì điều phụ huynh mong muốn nhất ở  xe ôm nữ là giúp họ tìm hiểu tâm tư, tình cảm của con em mình để dạy dỗ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại