Là một trong những chợ hoa quả đầu mối lớn nhất miền Bắc và là thế giới thu nhỏ của phố phường kẻ chợ. Chợ Long Biên như một xã hội thu nhỏ. Mà ở đó khắc họa lên những điểm rất riêng về người lao động tại đây.
Chợ hoạt động tấp nập từ 10h tối đến 4h sáng hôm sau. Đây là nơi mà hơn 200 người lao động từ khắp nơi đổ về để theo nghề "Cửu vạn". Một nghề vất vả nhưng tạo ra thu nhập khá đối với người dân nông thôn đến đây làm việc.
Các xe ô tô chở hàng hóa, nông sản từ khắp mọi nơi đổ về. Các thương lái mua hàng hóa. Người lao động xúm lại tìm việc. Nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn vì tranh chấp công việc của nhau.
Nhiều hoàn cảnh khác nhau, có cả những học sinh, hay cả những em bé cũng tham gia làm những công việc này. Được biết, ngày nghỉ, các em đẩy xe giúp gia đình để kiếm thêm thu nhập. Còn ngày thường. các em lại đến trường như bao đứa trẻ khác.
Em Tuấn, mới học lớp 4. Hôm nay em đi với chị gái ra đẩy xe giúp mẹ. Chị gái em đang học Cao đẳng. Những ngày cuối tuần, chị gái em cùng mẹ đi đẩy xe. Ở đây, có rất nhiều trường hợp như thế. một số người như vậy tránh máy ảnh vì không muốn mình bị ghi hình.
Ngoài các em nhỏ, ở đây còn có những cụ đã già vẫn còn làm việc. Ảnh trên là một bác đã làm việc ở chợ Long Biên hơn 30 năm nay. Những ngày gần đây, bác bán cam cho các lái buôn và cả những người đến chợ mua lẻ.
Một buổi tối làm việc, một người kiếm được hơn 200 nghìn đồng. Thu nhập không ổn định theo khối lượng công việc có được. Một chị làm ở đây cho biết.
Nụ cười của một nữ "Cửu vạn" tại chợ đêm Long Biên.
Không phải lúc nào cũng có việc. Ở đây, có đêm những người làm công việc đẩy xe tại chợ kiếm được đến 500 nghìn đồng. Nhưng rất nhiều đêm ít việc, họ không kiếm nổi 30 nghìn đồng.
Chỗ làm việc, buôn bán cũng là chỗ ngủ. Vợ của anh này cho biết: "thời gian bán hàng từ 8h tối đến tận 10 sáng hôm sau. Hai vợ chồng sẽ thay nhau để bán hàng"
Ở đâu đó, vẫn thấp thoáng những người nhặt giấy, nhặt đồ phế liệu và nhiều người làm công việc khác. Trong ảnh là một thanh niên bị thương ở vùng mặt. Nhưng vết thương không làm ảnh hưởng đến công việc mà anh đang làm.
Anh Nam, một "cửu vạn" ở đây cho biết:" Sợ nhất những ngày mưa gió, từ đầu tới chân ướt sũng. công việc thì vẫn phải làm mà tiền thì không được thêm"
Những bước chân hối hả vì đơn giản "gánh càng nhiều thì thu nhập sẽ cao hơn."
Làm việc từ 9h đến 4h sáng mới về phòng. Chị và 2 người nữa thuê căn phòng này với giá 800 nghìn đồng. Hôm nay, tổng cộng chị và các con kiếm được 370 nghìn đồng.
Em Tuấn, mới học lớp 4. Hôm nay em đi với chị gái ra đẩy xe giúp mẹ. Chị gái em đang học Cao đẳng. Những ngày cuối tuần, chị gái em cùng mẹ đi đẩy xe. Ở đây, có rất nhiều trường hợp như thế. một số người như vậy tránh máy ảnh vì không muốn mình bị ghi hình.
Ngoài các em nhỏ, ở đây còn có những cụ đã già vẫn còn làm việc. Ảnh trên là một bác đã làm việc ở chợ Long Biên hơn 30 năm nay. Những ngày gần đây, bác bán cam cho các lái buôn và cả những người đến chợ mua lẻ.
Một buổi tối làm việc, một người kiếm được hơn 200 nghìn đồng. Thu nhập không ổn định theo khối lượng công việc có được. Một chị làm ở đây cho biết.
Nụ cười của một nữ "Cửu vạn" tại chợ đêm Long Biên.
Không phải lúc nào cũng có việc. Ở đây, có đêm những người làm công việc đẩy xe tại chợ kiếm được đến 500 nghìn đồng. Nhưng rất nhiều đêm ít việc, họ không kiếm nổi 30 nghìn đồng.
Chỗ làm việc, buôn bán cũng là chỗ ngủ. Vợ của anh này cho biết: "thời gian bán hàng từ 8h tối đến tận 10 sáng hôm sau. Hai vợ chồng sẽ thay nhau để bán hàng"
Ở đâu đó, vẫn thấp thoáng những người nhặt giấy, nhặt đồ phế liệu và nhiều người làm công việc khác. Trong ảnh là một thanh niên bị thương ở vùng mặt. Nhưng vết thương không làm ảnh hưởng đến công việc mà anh đang làm.
Anh Nam, một "cửu vạn" ở đây cho biết:" Sợ nhất những ngày mưa gió, từ đầu tới chân ướt sũng. công việc thì vẫn phải làm mà tiền thì không được thêm"
Những bước chân hối hả vì đơn giản "gánh càng nhiều thì thu nhập sẽ cao hơn."
Làm việc từ 9h đến 4h sáng mới về phòng. Chị và 2 người nữa thuê căn phòng này với giá 800 nghìn đồng. Hôm nay, tổng cộng chị và các con kiếm được 370 nghìn đồng.
Video: Cuộc sống mưu sinh tại chợ Long Biên