Động thái này được Thống đốcNgân hàngNhà nước Nguyễn Văn Giàu đề cạp cụ thể trong buổi trao đổi với báo chí nhằm làm rõ một số nội dung Chỉ thị 01của Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thống đốc giải thích, Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ năm 2006 và Quyết định 09/2008 cho phép tổ chức tín dụng cho vay bằng ngoại tệ đã phát huy nhiều hiệu quả trong giai đoạn trước vì có nhiều điểm mở. Quy định mở như vậy có tác dụng tích cực nhằm thu hút ngoại lực (FDI, FII, kiều hối…) vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, khi ngoại lực này đủ lớn thì nó tác động ngược trở lại.
Trước thực tế đó, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để sửa đổi các quy định nói trên theo hướng chuyển dần quan hệ vay mượn ngoại tệ tại tổ chức tín dụng sang mua bán đối với các đối tượng vay không tái tạo được ngoại tệ. Còn với các đối tượng vay có thể tái tạo được ngoại tệ, hoạt động tín dụng vẫn được xem xét.
Tuy nhiên, cái cơ bản để giải quyết vấn đề này là cơ cấu kinh tế. Phải làm sao đẩy mạnh được xuất khẩu, sao cho Việt Nam có được nguồn ngoại tệ dồi dào, giống như Trung Quốc, thì cung lúc nào cũng sẽ lớn hơn cầu. Thị trường khi đó sẽ trở nên quy củ. Còn thị trường vẫn đang như thế này thì vẫn cần những chính sách để điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 01 về việc thực hiện giải pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… Trong đó, khẳng định sẽ giữtốc độtăng tín dụng năm 2011 dưới 20%, giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ thì tính đến ngày 25/2, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 3,27% so với cuối năm 2010. Trong đó, tăng tín dụng tiền đồng là 0,9%, tín dụng ngoại tệ là 11%. Sở dĩ số tăng ngoại tệ đạt cao như vậy là do điều chỉnh tỷ giá nên dư nợ (hạch toán theo tiền đồng) sẽ bị thay đổi khoảng 7,18%.
Tính đến cuối tháng 2, Ngân hàng Nhà nước ước tính tổng dư nợ tăng khoảng 3,4%. Đây không phải là mức tăng nhanh nhưng theo yêu cầu giảm tổng cầu của Chính phủ có thể cần điều chỉnh giảm hơn nữa cho phù hợp.
Về đề xuất nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng,Thống đốc cho rằng, điều hành chính sách tiền tệ có nhiều công cụ như sử dụng lãi suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Chọn lựa giải pháp nào là tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Ví dụ như trong điều kiện thanh khoản ngoại tệ đang cân bằng hoặc thiếu hụt một chút mà nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chỉ có đổ thêm dầu vào lửa. Do đó, chỉ có ngân hàng trung ương mới biết được và có quyền lựa chọn giải pháp nào là phù hợp.
Thứ hai là một quốc gia không thể có nhiều phương tiện thanh toán. Mà vàng hiện nay đã được nhiều người dân sử dụng để thanh toán, đặc biệt là ở đô thị. Hiện tượng này cần phải được chấm dứt. Đương nhiên, bất cứ một quy định mới nào ra đời thì cũng cần có thời gian để điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tính tới điều này và sẽ xây dựng phương án cụ thể trong nghị định trình lên Chính phủ sắp tới.
Theo Tamnhin.net