Nghẹn lòng trước cảnh sống "nghèo khó tột cùng" của bố thủ khoa ĐH Y

Đình Phong |

(Soha.vn) - Khó ai ngờ rằng, cuộc sống mưu sinh của người bố cậu học trò Nguyễn Hữu Tiến - thủ khoa 29,5 điểm ĐH Y Hà Nội lại vất vả, lam lũ đến vậy.

Những hình ảnh về cuộc sống lam lũ, khắc khổ đến tột cùng của người đàn ông có 4 người con đỗ đại học được chúng tôi ghi lại trong một ngày mưa bão tháng 8. Nhìn những hình ảnh này, khó ai có thể nghĩ rằng, tại sao người đàn ông ấy có thể sống như vậy trong suốt 10 năm mưu sinh ở thành phố chỉ với một mong ước: “Cho con được học đại học!”

Nơi

Nơi "hành nghề" sửa xe của bác Nguyễn Hữu Định nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài.

Với dụng cụ là những chiếc cờ lê, mỏ lết…đã cũ kỹ, hoăn rỉ cùng chiếc bơm nhỏ, bác Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) ở xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa lên thành phố mưu sinh, tiết kiệm từng đồng từ việc sửa xe, bơm vá để có tiền nuôi con ăn học.

Với dụng cụ là những chiếc cờ lê, mỏ lết… đã cũ kỹ, hoen rỉ cùng chiếc bơm nhỏ, bác Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) ở xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa lên thành phố mưu sinh, tiết kiệm từng đồng từ việc sửa xe, bơm vá để có tiền nuôi con ăn học.

"Cần câu cơm" của bác Nguyễn Hữu Định.

Khuôn mặt bác trông khắc khổ, đen xạm. Kể về cuộc sống mưu sinh trên thành phố, các thật thà kể rằng: Ở quê chẳng có việc làm, cuộc sống khổ, vất vả quá nên bác mới ra thành phố hơn 10 năm nay để bươn trải. Không có tiền thuê nhà, bác sống tạm bợ, ngủ ở vỉa hè, lều lán cho qua ngày.

Khuôn mặt bác trông khắc khổ, đen xạm. Kể về cuộc sống mưu sinh trên thành phố, bác thật thà kể rằng: Ở quê chẳng có việc làm, cuộc sống khổ, vất vả quá nên bác mới ra thành phố hơn 10 năm nay để bươn trải. Không có tiền thuê nhà, bác sống tạm bợ, ngủ ở vỉa hè, lều lán cho qua ngày.

Mặc dù 52 tuổi nhưng mái tóc đã gần như ngả sang màu trắng.

Công việc bấp bênh, không ổn định, nhẩm tính thu nhập của mình, sau một hồi bác Định thở dài nói: "Ngày nào tươm thì được hơn trăm nghìn, có những hôm chẳng có khách như hôm nay mưa bão làm gì có ai sửa xe. Hôm nào may thì được người ta gọi thuê bốc vác kiếm thêm vài chục nghìn".

	Thậm chí, hiện tại chỗ ở của bác chính là chiếc cống của công trường xây dựng bị bỏ hoang ở sát vỉa hè. Bác tự  “thiết kế” bằng cách ghép tạm những tấm phiên mục, gỗ nhặt từ công trường để che mưa che nắng.

Thậm chí, hiện tại chỗ ở của bác chính là chiếc cống của công trường xây dựng bị bỏ hoang ở sát vỉa hè. Bác tự “thiết kế” bằng cách ghép tạm những tấm phiên mục, gỗ nhặt từ công trường để che mưa che nắng.

	Những ngày mưa bão như thế này, “nhà” của bác bị dột, mưa hắt ướt đến nửa chiếc chiếu mà bác đã trải.

Những ngày mưa bão như thế này, “nhà” của bác bị dột, mưa hắt ướt đến nửa chiếc chiếu ngủ. Không có chỗ ngủ, bác đành phải sang xin nhờ ngủ tạm lán công nhân đối diện bên đường.

	Dụng cụ bác mang theo ngoài đồ dùng sửa xe chỉ là mấy bộ quần áo cũ, vài chiếc bát con, chậu nhỏ, mấy cân gạo để sinh hoạt. Bác Định cho biết, mình chưa mất tiền điện, tiền nước cũng như chưa biết đến quạt điện suốt 10 năm sống trên thành phố.

Dụng cụ bác mang theo ngoài đồ dùng sửa xe chỉ là mấy bộ quần áo cũ, vài chiếc bát con, chậu nhỏ, mấy cân gạo để sinh hoạt. Bác Định cho biết, mình chưa mất tiền điện, tiền nước cũng như chưa biết đến quạt điện suốt 10 năm sống trên thành phố.

Bác Đặng Văn Giao (Ứng Hòa) là “hàng xóm” của bác Định hơn 4 năm nay chia sẻ: “Ông Định ngày xưa có cái lán, giờ họ phá đi rồi nên ông phải ngủ trong cống 7 tháng nay. Cảnh nghèo nuôi con ăn học gặp nhau thì thương nhau, góp gạo nấu chung, mưa thì ăn mì tôm, cơm nguội qua bữa. Cảnh nghèo với nhau, có gì ăn nấy, có lần kho cá ăn dần qua bữa”.

Bác Đặng Văn Giao (trái) người huyện Ứng Hòa là “hàng xóm” của bác Định hơn 4 năm nay chia sẻ: “Ông Định ngày xưa có cái lán, giờ họ phá đi rồi nên ông phải ngủ trong cống 7 tháng nay. Cảnh nghèo nuôi con ăn học gặp nhau thì thương nhau, góp gạo nấu chung, mưa thì ăn mì tôm, cơm nguội qua bữa. Cảnh nghèo với nhau, có gì ăn nấy, có lần kho cá ăn dần qua bữa”.

Bữa ăn đạm bạc cho qua buổi trưa ngày mưa bão. Bác Định nói:

Bữa ăn đạm bạc cho qua buổi trưa ngày mưa bão. Bác Định nói: "Sáng tôi làm bát cơm nguội rồi, giờ ăn bát mì tôm lót dạ, bếp ướt hết rồi nên không nấu nướng được gì".

	Nhưng đằng sau niềm tự hào về hai cậu con trai sinh đôi đỗ đại học Y Hà Nội và ĐH Bách khoa là nỗi lo, băn khoăn, trằn trọc của người cha nghèo mưu sinh trên thành phố.

Nhưng đằng sau niềm tự hào về hai cậu con trai sinh đôi đỗ thủ khoa đại học Y Hà Nội và ĐH Bách khoa là nỗi lo, băn khoăn, trằn trọc của người cha nghèo mưu sinh trên thành phố.

“Tôi mừng lắm chứ nhưng đêm nằm không sao ngủ được. Làm sao có tiền cho hai đứa đi học bây giờ. Đi làm chỉ biết động viên con cố gắng học, thoát cảnh nghèo đói. Tôi không mong chúng là ông nọ bà kia nhưng chỉ cần có được tấm bằng, ra trường có công ăn việc làm ổn định không phải bấp bênh, khổ như bố mẹ nó”, bác Định tâm sự.

“Tôi mừng lắm chứ nhưng đêm nằm không sao ngủ được. Làm sao có tiền cho hai đứa đi học bây giờ. Đi làm chỉ biết động viên con cố gắng học, thoát cảnh nghèo đói. Tôi không mong chúng là ông nọ bà kia nhưng chỉ cần có được tấm bằng, ra trường có công ăn việc làm ổn định không phải bấp bênh, khổ như bố mẹ nó”, bác Định tâm sự.

Chưa kể việc năm nay hai người con trai sinh đôi Tiến và Tiền sẽ cùng nhập học đại học vào tháng 9 này. Như vậy, gánh nặng 4 con học đại học trên thành phố sẽ đè nặng lên đôi vai của người bố nghèo Nguyễn Hữu Định.

Chưa kể việc năm nay hai người con trai sinh đôi Tiến và Tiền sẽ cùng nhập học đại học vào tháng 9 này. Như vậy, gánh nặng 4 con học đại học trên thành phố sẽ đè nặng lên đôi vai của người cha nghèo.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại