Từ năm 2010, phường Thanh Nhàn, xuất hiện một con phố có tên đặc biệt - Phố Mùng 8/3. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định đặt cái tên rất ý nghĩa này cho con phố nhỏ, hẹp ở bờ tây sông Kim Ngưu để kỉ niệm một thời "vàng son" của Nhà máy Dệt 8/3 được xây dựng nơi đây.
Năm 1960, nhà máy Dệt 8/3 chính thức bắt đầu xây dựng và ngày 8/3/1965, nhà máy được cắt băng khánh thành để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ. Kể từ khi thành lập và trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà máy Dệt 8/3 luôn đi đầu trong phong trào thi đua sản xuất, cung ứng cho tiền tuyến, đồng thời làm tốt công tác hậu phương, vừa sản xuất vừa chiến đấu.
Nhưng bước vào những năm kinh tế thị trường, Nhà máy Dệt 8/3 sản xuất đi xuống vì cạnh tranh, chậm tiến bộ trong công nghệ. Đến nay, nhà máy Dệt vẫn hoạt động nhưng không còn được như thời hoàng kim của nửa thế kỉ trước, thời của những con người hăng say lao động, thời của những người phụ nữ đảm đang, vừa là công nhân nhà máy Dệt, vừa là người vợ, người mẹ một tay vun vén cả gia đình...
Con phố Mùng 8/3 nằm giản dị từ bờ tây sông Kim Ngưu đến Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Bao quanh là các khu tập thể Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Nhàn.
Mang một cái tên đặc biệt, nhưng con phố nhỏ này ít người Hà Nội biết tới
Thế nhưng tên phố lại là một dấu ấn đẹp đẽ của những người từng là công nhân nhà máy Dệt 8/3, một thời từng hết mình lao động, cho ra đời những sản phẩm dệt may công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam
Công nhân của nhà máy Dệt 8/3 ngày ấy phần lớn là nữ giới, vừa thi đua sản xuất, vừa lao động phục vụ tiền tuyến chống Mỹ
Đến bây giờ công nhân nhà máy Dệt 8/3 năm xưa đã già
Nhưng vẫn nguyên vẹn kí ức về những tháng năm lao động miệt mài, nhiệt huyết
Công nhân nữ ngày ấy bây giờ đã trở thành bà nội, bà ngoại, đưa đón con cháu đi trên con phố đầy kỉ niệm, tấp nập không khí công nghiệp một thời
Đặt tên phố 8/3 cũng là cách để ghi nhớ lại một thế hệ phụ nữ Hà Nội đảm đang, tháo vát, hết mình cho lao động sản xuất
Nhưng vẫn rất giản dị với nón lá hay quen chân với những vòng xe đạp như ngày xưa cũ
Bây giờ nhịp sống phát triển, nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng con phố vẫn giữ nguyên không khí tất bật lao động
Người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động từng ngày...
Hàng thực phẩm trên con phố này vẫn mang dáng dấp của tiệm tạp hóa thời bao cấp
Và ở giữa lòng con phố nhỏ thôi nhưng cảnh người mua người bán đông đúc, tất bật
mà miệt mài, chăm chút...
Vẫn thúng mủng, chiếc ghế gỗ con đơn sơ ngày ấy
với những người phụ nữ mang phẩm chất chịu thương chịu khó của công nhân nhà máy Dệt ngày xưa
Những người phụ nữ từng dệt vải nay bán dạo vẫn lao động vất vả và vẫn tươi vui
Cẩn trọng với từng mớ rau xanh nhà trồng
Chợ của ngày nay đã sung túc hơn
Nhưng vẫn không thiếu những gánh hàng đơn sơ như thế này từ ngày đã xưa rong ruổi trong con chợ nhỏ
Vẫn là chiếc làn đi chợ quen thuộc năm nào ấy nữa...
Những ngày này, phố xuất hiện những gánh hoa dạo giản dị như thế này
...đủ để nhắc người dân nơi đây ngày 8/3 đã về
...để mua hoa về cắm, nhớ lại một thời vàng son lao động của Nhà máy Dệt 8/3 trên đất Thủ đô
Những loài hoa cũng thật giản dị mà đẹp đẽ như con phố nhỏ nhắn này
Những thúng hoa giản dị chào đón Mồng 8/3
Một bên những góc phố ồn ã, tất bật là những con ngõ yên lặng và hiền hòa
Ngõ bình yên nhưng cũng đầy ắp kỉ niệm của những con người sinh ra và lớn lên ở nơi đâu
Một góc cafe trên con phố nhỏ
hay góc hoa giấy đỏ phủ trên một căn nhà mái bằng gợi nhớ về ngày xưa