Mưa lũ biến thôn thành đảo, 600 dân bị cô lập

Đến cuối ngày 18-9, con đường duy nhất dẫn vào thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) với hơn 600 dân vẫn bị lũ cô lập.

Các phương tiện giao thông vào thôn bị chia cắt hoàn toàn.

Ông Vy Minh Long, bí thư Đảng ủy xã Tân Liên, cho biết để vào được thôn Nà Hán, con đường bắt buộc phải đi là vượt qua ngầm nước Khuẩi Hấy.

“Khi không có lũ, người dân đi qua ngầm nước này bình thường và đó là con đường đi. Còn khi lũ về, như đợt lũ sau bão số 3, nước lũ trên sông Kỳ Cùng dâng cao, cả ngầm này bị nước ngập hết".

"Từ trưa 17-9 là cả thôn bị chia cắt, các phương tiện xe máy, ôtô chỉ tới trước ngầm nước là hết đường, người dân trong thôn cũng không thể đi ra ngoài qua con đường này” - ông Long cho biết.

Theo ông Hà Văn Hưởng - phó trưởng thôn Nà Hán, dù đợt lũ này ít thiệt hại hơn trận lũ sau bão số 2, nhưng do địa hình của thôn bị chia cắt nên cuộc sống của người dân trong thôn bị đảo lộn nhiều về đi lại.

Ông Hưởng kể: “Do địa hình của thôn chỉ có một đường vào độc đạo qua ngầm nước Khuẩi Hấy, nên giờ người dân trong thôn chỉ mong có một cây cầu tại đó để những khi có lũ, lúc ngầm bị ngập nước hết cảnh bị cô lập”.

* Do mưa lớn từ ngày 17 đến sáng 18-9 nên nhiều nơi ở huyện Phú Lương (Thái Nguyên) bị ngập sâu. Quốc lộ 3 đoạn thị trấn Giang Tiên và km100 bị ngập sâu gây ách tắc giao thông.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên điều ba xe thiết giáp đưa người dân đi qua các khu vực bị ngập và sơ tán, cứu hộ. Ngoài ra một bể lắng bùn thải của Công ty Phát triển miền núi (xóm Huyền Thông, xã Động Đạt, huyện Phú Lương) bị vỡ.

* Trong buổi sáng 18-9, nhiều khu vực ở trung tâm TP Hà Giang (tỉnh Hà Giang) ngập nặng khiến giao thông bị chia cắt, nhiều khu dân cư bị ngập nước khiến vật dụng trong nhà bị hư hỏng.

Nước dâng cao đúng thời điểm các trường học tan tầm khiến việc đón con của các phụ huynh gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Các cán bộ, chiến sĩ đóng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã tham gia cứu hộ, giúp đỡ khoảng 400 học sinh của Trường tiểu học Kim Đồng, Trường mầm non Hoa Lan.

12 người chết, mất tích do mưa lũ

Thống kê từ các tỉnh miền Bắc, từ ngày 16 đến chiều tối 18-9 đã có 11 người chết, một người mất tích do sạt lở, nước cuốn trong đợt mưa lũ do bão số 3 gây ra.

Thiệt hại về tài sản có 21 nhà dân bị sập, 791 nhà bị tốc mái; 42.743ha lúa, 9.759ha hoa màu, 399ha cây ăn quả bị hư hại.

Cụ thể, tại Lạng Sơn có tám người chết gồm sáu người trong vụ sạt lở ở Đồng Đăng ngày 17-9, một người bị sạt lở làm sập nhà ở huyện Cao Lộc ngày 17-8 và một người bị lũ cuốn trôi khi qua suối tại huyện Bình Gia ngày 17-9. Ngoài ra, Lạng Sơn có ba người bị thương.

Tại Thái Nguyên, một cháu bé 5 tuổi chết đuối tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương ngày 18-9. Trước đó, ngày 17-8 tỉnh có một người mất tích do nước cuốn trôi khi đi qua tràn Tân Áp, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên.

Tại Hà Giang, ngày 17-9 dông lốc làm đổ nhà dân ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc khiến một cháu bé 8 tháng tuổi thiệt mạng. Tại Nghệ An, ngày 16-9 có mưa lớn ở huyện Kỳ Sơn làm chết một người là bà Cụt Thị Hạnh (49 tuổi) khi trú mưa trong cống bị lũ cuốn trôi, một người bị thương.

Vụ sạt lở đất làm 6 người chết ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn:

Cơ quan chức năng không biết lán trại bị sạt lở có người ở

Chiều 18-9, ông Hứa Anh Tuấn - chánh văn phòng UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) - thừa nhận với Tuổi Trẻ như vậy khi được hỏi về việc vì sao cơ quan chức năng của huyện Cao Lộc vẫn để người dân ở trong lán trại khi mưa bão đổ bộ tối 16-9.

Theo ông Tuấn, trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Cơ quan phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Lộc chỉ xác định có hai khu vực nguy hiểm, xung yếu phải di dời người dân, đó là khu vực vườn Sái và khu tái định cư Hoàng Văn Thụ.

“UBND thị trấn Đồng Đăng không xác định vị trí xảy ra vụ sạt lở đất làm sáu người chết là nơi nguy hiểm, vì vậy chỉ có thông báo bằng loa phóng thanh, không kiểm tra trực tiếp” - ông Tuấn thừa nhận.

Theo ông Tuấn, các cơ quan chức năng của huyện Cao Lộc không biết tại lán trại có người ở. Lán trại đó rất nhỏ, trước đây chỉ là chỗ để cuốc xẻng, xà beng, sau này mới căng bạt lên để đồ tạm.

Không có cơ quan nào, kể cả công an, biên phòng, UBND huyện biết lán trại bị sạt lở có số lượng lớn người ở đó. Ông Tuấn cho biết nếu quy trách nhiệm thì cả bên công an, biên phòng và UBND thị trấn Đồng Đăng đều có trách nhiệm.

Vụ sạt lở đất làm 6 người chết ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn:

Cơ quan chức năng không biết lán trại bị sạt lở có người ở

Chiều 18-9, ông Hứa Anh Tuấn - chánh văn phòng UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) - thừa nhận với Tuổi Trẻ như vậy khi được hỏi về việc vì sao cơ quan chức năng của huyện Cao Lộc vẫn để người dân ở trong lán trại khi mưa bão đổ bộ tối 16-9.

Theo ông Tuấn, trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Cơ quan phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Lộc chỉ xác định có hai khu vực nguy hiểm, xung yếu phải di dời người dân, đó là khu vực vườn Sái và khu tái định cư Hoàng Văn Thụ.

“UBND thị trấn Đồng Đăng không xác định vị trí xảy ra vụ sạt lở đất làm sáu người chết là nơi nguy hiểm, vì vậy chỉ có thông báo bằng loa phóng thanh, không kiểm tra trực tiếp” - ông Tuấn thừa nhận.

Theo ông Tuấn, các cơ quan chức năng của huyện Cao Lộc không biết tại lán trại có người ở. Lán trại đó rất nhỏ, trước đây chỉ là chỗ để cuốc xẻng, xà beng, sau này mới căng bạt lên để đồ tạm.

Không có cơ quan nào, kể cả công an, biên phòng, UBND huyện biết lán trại bị sạt lở có số lượng lớn người ở đó. Ông Tuấn cho biết nếu quy trách nhiệm thì cả bên công an, biên phòng và UBND thị trấn Đồng Đăng đều có trách nhiệm.

Hỗ trợ nạn nhân vụ sạt lở đất ở Hà Giang, Nguyên nhân của chuyện châm và hủy chuyến bay...

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại