Lễ tang tướng Phạm Quý Ngọ sẽ được tổ chức theo nghi thức nào?

Y. Dương (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần ngày 18/2, hưởng thọ 60 tuổi. Ông là một trong 7 Thứ trưởng của Bộ Công an.

>>> Lời cuối cùng của tướng Phạm Quý Ngọ: "Toàn là bịa đặt"

>>> Tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đột ngột qua đời

>>> Tướng Phạm Quý Ngọ vẫn rất lạc quan trong thời gian bị bệnh

>>> Những phát ngôn "khó quên" trong đời tướng Phạm Quý Ngọ

>>> Sự nghiệp Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ- Trưởng ban chuyên án Vinalines

>>> Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần, Dương Chí Dũng ra sao

Như chúng tôi đã đưa tin, vào lúc 21h05 phút tối 18/2, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Được biết, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ mắc bệnh ung thư gan vào khoảng năm năm trước. Ông Ngọ đã được phẫu thuật ghép gan tại Singapore. Tuy nhiên, sau đó căn bệnh lại tái phát.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954, quê quán tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, được kết nạp vào Đảng ngày 19/4/1980.

Ông Ngọ hưởng thọ 60 tuổi và là một trong 7 Thứ trưởng của Bộ Công an. Ông khởi nghiệp ở công an huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.

Hiện chưa có kế hoạch chính thức về lễ tang cũng như thành phần Ban tổ chức lễ tang ông. Tuy nhiên, theo Điều 34 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức thì chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao như sau:

1. Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước); Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.

Điều 35. Đứng tên đưa tin buồn

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần đứng tên đưa tin buồn đối với các chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

2. Đối với các chức danh còn lại, cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; Cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên đưa tin buồn.

3. Tin buồn đăng trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, báo ngành và báo địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin buồn.

Điều 36. Ban Tổ chức Lễ tang

1. Ban Tổ chức Lễ tang do lãnh đạo cơ quan chủ quản; Chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.

2. Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại