Từ lâu, hương trầm là 1 thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết cổ truyền của mỗi gia đình Việt. Dù nghèo khó hay giàu sang, những ngày này, nếu không có cây hương trầm trong nhà thì coi như…Tết vẫn chưa về…
Từ lâu, thương hiệu rễ cây hương rừng (hương trầm - PV) ở làng Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) được người dân trong và ngoài vùng biết đến với những đặc trưng về mùi thơm riêng của vùng núi xứ Nghệ. Ở đâu, người ta cũng có thể trồng được cây hương để làm nguyên liệu, tuy nhiên, hương trầm do làng Quỳnh Thắng trồng nên, có 1 mùi thơm ngọt, ấm áp, khác hẳn với những vùng miền khác.
Từ lâu, rế hương rừng ở làng Quỳnh Thắng được người dân trong và ngoài vùng biết đến với mùi thơm đặc trưng.
Trong các nguyên liệu để làm hương trầm, rễ cây hương rừng là nguyên liệu chính. Từ những cây hương rừng tự nhiên, người dân đã dần dần thuần hóa và nhân giống về trồng để làm hương.
Nói về nguồn gốc và nghề trồng cây hương trầm, ông Nguyễn Văn Nam cán bộ nông nghiệp xã Quỳnh Thắng chia sẻ: “Cách đây hơn 20 năm, người nông dân xã Quỳnh Thắng đã thuần hóa cây hương rừng tự nhiên đưa về trồng xen trên nương rẫy của địa phương. Thấy hương trầm được trồng ở vùng đất này phát triển tốt nông dân lại nhân rộng ra trên diện tích lớn”.
Người dân đang hối hả thu hoạch cây hương rừng để làm mẻ cuối cùng phục vụ nguyên liệu làm hương Tết.
Từ 1 làng nghề nhỏ chỉ phục vụ hương trong huyện, nay làng hương trầm Quỳnh Thắng đã “tỏa hương” khắp mọi miền đất nước. Cứ mỗi độ tháng 12 giáp Tết, các làng nghề làm hương trong và ngoài vùng đều về đây để đặt hàng mua nguyên liệu làm hương tết. Có nhiều năm, người dân trồng không đủ phục vụ nguyên liệu cho đơn đặt hàng tết.
Đến nay nghề trồng và chế biến hương trầm ở lang Quỳnh Thắng đã được mở rộng và phát triển trên địa bàn toàn xã, với tổng diện tích hơn 200 hecta. Đây cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho người nông dân trong vùng.
Từ những cây hương rừng tự nhiên, người dân làng Quỳnh Thắng đã thuần hóa và nhân rộng ra, tạo nên làng nghề với thương hiệu nổi tiếng hương trầm.
So với tất cả các loại cây khác thâm canh trên vùng đất núi, cây hương trầm là loại cây có hiệu quả kinh tế nhất. Một hecta hương trầm sau khi trồng 1 năm sẽ cho thu hoạch khoảng gần 4 tấn nguyên liệu rễ hương. Với giá thành khoảng 40.000 đồng / kg. Một hecta hương trầm sẽ cho thu nhập gần 160 triệu đồng, trừ chi phí bà con nông dân lãi gần 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Quang Trung, một nông dân xã Quỳnh Thắng cho biết: “Năm nay cây trầm tốt lắm, được nhiều rễ nên bà con ai cũng phấn khởi! Tôi trồng gần 1hecta cây trầm, chắc sau khi thu hoạch cũng đạt khoảng 3,3 tấn. Trừ chi phí gia đình tôi có lãi khoảng 80 triệu đồng.”.
Trên khắp các nương rẫy trồng hương của xã Quỳnh Thắng, bà con nông dân đang hối hả chạy đua với thời gian để thu hoạch cho kịp làm mẻ hương cuối cùng phục vụ Tết.
Trên khắp các nương rẩy hương ở xã Quỳnh Thắng, hàng trăm nông dân đang hối hả chạy đua với thời gian để kịp thu hoạch cây hương trầm để kịp làm những mẻ phục vụ Tết.
Sau khi thu hoạch cây nhang được sơ chế bóc vỏ, cắt lá phơi khô để bán đi các thị trường trong nước.
Anh Hồ Văn Thắng trồng gần 1 hecta cây hương trầm chia sẻ: “Năm nay cây nhang trầm phát triển tốt, cho rễ dài và chất lượng cao nên giá bán cũng cao hơn so với những năm trước”.
Từ những đứa trẻ...
Hương trầm Quỳnh Thắng nổi tiếng về chất lượng, thơm nồng nàn, ấm áp.
Không chỉ trồng cây hương lấy rể bán, người dân còn học tập để làm thành phẩm cây hương, tạo ra nét đặc trưng cho làng hương Quỳnh Thắng.
Công đoạn làm hương trầm rất cầu kỳ và khéo léo. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu gồm bột hương, chu quấn hương và giấy quấn. Người làm sẽ bắt đầu quấn hương.
Rồi đóng thành bó.
Quấn hương đòi hỏi phải khéo léo từng tý.
Những cây hương trầm thành phẩm sẽ "tỏa hương" khắp mọi miền đất nước mỗi độ tết đến xuân về.