Kỳ 1: Câu chuyện rùng rợn dưới rừng mộ quan Mường

hoanghuyen |

Câu chuyện đã xảy ra từ lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến không khiến những chúng ta không khỏi giật mình.

Nếu ai đã từng về xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình chắc hẳn sẽ biết được nét phác họa ban đầu về khu Thánh địa quan Mường. Với hàng nghìn cột đá nhấp nhô bên những nấm mồ ẩn hiện trong khu rừng mịt mù với những nét họa khắc bằng chữ Hán, khiến mỗi người đặt chân đến đây phải nhớ mãi.

Ngoài ra, các ngôi mộ làm bằng tảng đá tròn hoặc vuông lớn, trên các hòn đá được ghi tên tuổi, công trạng, ngày mất của người dưới mộ bằng tiếng Hán.

Nhiều người dân thổ cư ở đây và những du khách bốn phương đều biết đến khu mộ cổ ấy của nhà lang, nhưng tên tuổi của chủ nhân khu mộ và những bí mật bên trong những ngôi mộ cổ hay lý do tại sao những cột đá xanh có nguồn gốc từ Thanh Hoá lại có mặt làm hòn mồ trong khu mộ cổ thì chắc còn ít người biết tới.

Sau một quảng đường xa, chúng tôi cũng đã đặt chân đến được địa phận Vĩnh Đồng, nơi có rừng mộ nhà quan Mường nổi tiếng về bề dày lịch sử và sự huyền bí bởi những truyền thuyết thực ảo cổ xưa.

ky-1-cau-chuyen-rung-ron-duoi-rung-mo-quan-muong

Có một điều đặc biệt là khu mộ đá này vẫn còn tồn tại một khối đá lớn, chữ còn chữ mất, mô tả công việc táng các quan lại, thổ ti.

Theo chân anh Thành (một người bản xứ ở đây) tìm hiểu rõ hơn về ngôi mộ đá. Càng đi sâu, sự bí ẩn càng hiện ra rõ rệt, anh Thành cho rằng, “trước đây quần thể này có cả rừng mộ đá, với hàng trăm ngôi mộ và hàng nghìn phiến đá chôn xung quanh. Thế nhưng, không hiểu sao, càng ngày, khu mộ đá càng thu hẹp và cũng dần bị mất đi ngày một rõ, chuyện này có lẽ là do bọn “đạo chích” chuyên đào chộm mộ cổ gây ra”.

Nhìn kỹ các ngôi mộ có dạng tròn hoặc vuông với các dãy đá bao quanh. Đầu mộ thường chọn ba hòn đá đá cao, to nhất thành một đường thẳng, trên các hòn đá được ghi tên tuổi, công trạng, ngày mất của người dưới mộ bằng tiếng Hán. Những tảng đá lớn trong khu mộ được xác định không phải là đá của địa phương, mà nó ở tận xứ Thanh, nơi có loại đá cẩm thạch nổi tiếng, thường được các quan lại, dòng tộc lớn dùng để khắc..hoặc bia mộ cho người đã mất.

Theo anh Thành, trong khu mô quan Mường có rất nhiều chuyện kì lạ: Câu chuyện đã xảy ra từ lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến không khiến những chúng ta không khỏi giật mình.

Chuyện kể rằng có người đi làm đồng về tối đã nhìn thấy một đoàn người ngựa ăn mặc theo lối cổ xưa, dừng lại nghỉ ngơi bên những cột đá, họ nói chuyện, ăn uống và đốt lửa, người này còn nhìn thấy những quan binh nhà tướng, gươm giáo tua tủa sáng loáng trong màn đêm. Hoảng sợ trước những gì xảy ra trước mắt, người nông dân này bỏ chạy, vứt lại toàn bộ đồ nghề làm đồng.

Sáng hôm sau, người này cùng một số người thân trong gia đình tìm ra khu mộ đá xem thực hư thế nào. Đến nơi, ngoài những phiến đá to cao sừng sững thì không thấy có bóng dáng người nào, nhưng điều kì lạ là, chiếc quang gánh của người nông dân đã bị di chuyển đến một nơi khác và trong chiếc rổ đựng đầy những hòn đất và viên đá có hình dạng lạ. Nhiều người đã rất ngạc nhiên, nhưng không lí giải được câu chuyện hư thực kì bí đã xảy ra.

Nếu không đi sâu tìm hiểu, chắc chắn chúng ta khó mà biết được các ngôi mộ trong khu mộ cổ này được phân chia thành hai tuyến mộ. Khi tiến hành khai quật các nhà khoa học đã phát hiện trong khu mộ cổ này có hai nhóm mộ khác nhau (nhóm mộ khu A và nhóm mộ khu B) với những đặc điểm giống và khác nhau khá đặc biệt.

Trong các mộ hầu như đều thấy dấu vết của quan tài, hài cốt. Vấn đề đặt ra ở đây phải chăng có hai tuyến mộ cùng tồn tại trong cùng thời gian. So sánh hai khu mộ, kết quả khai quật đã cho thấy chúng đồng nhất về phong cách táng tục, hiện vật tuỳ táng, chắc rằng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và có cùng niên đại.

Đối chiếu với nguồn tài liệu dân tộc học, phối hợp với tư liệu chữ viết ghi trên các hòn mồ cho thấy, trong lễ thức tang ma của người Mường có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu người chết được quàn xác tại nhà từ 3 đến 5 năm, sau thời gian đó mới đưa ra huyệt an táng.

Với phong tục như vậy, khả năng mai táng hai lần một người chết có thể xảy ra biệt lệ với tầng lớp quý tộc quan lang, nhà lang táng người chết hai lần: Một mộ táng phần hồn sau khi chết và một mộ táng phần xác được để tại nhà. Đây cũng có thể làm theo thuật làm mộ giả như các quý tộc miền xuôi hoặc của triều đình phong kiến bấy giờ.

ky-1-cau-chuyen-rung-ron-duoi-rung-mo-quan-muong

Mặc dù khu mộ đá rất linh thiêng, nhưng ông Bùi Văn Binh người từng bảo vệ khu mộ gần 10 năm cho rằng, ông đã bắt gặp nhiều toán đào mộ lấy cổ vật.

Cùng với những vấn đề trên, nhiều tư liệu lịch sử chuẩn xác cũng giúp cho chúng ta biết được chức tước của quan lang thổ tù được triều đình phong kiến ban tặng. Chế độ tập quyền cha truyền con nối, quyền trưởng nam trong dòng họ gia đình cùng với những đóng góp của dòng họ Đinh - chủ nhân của khu mộ táng đối với triều đại phong kiến, triều Lê ở miền sơn cước trong những tháng năm lịch sử.

Mộ Mường từ lâu đã trở thành đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó có khảo cổ học. Nhiều khu mộ Mường cổ đã được ngành khảo cổ học tiến hành khai quật và cung cấp nhiều tư liệu có giá trị làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà ngành khảo cổ học quan tâm cũng như các ngành khoa học khác. Trong các cuộc khai quật mộ Mường, có ý kiến cho rằng: Tục lệ tang ma của người Mường là hoả táng.

Còn nữa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại