Khoảng 5000 cổ vật được tìm thấy ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vào tháng 6/2013 có niên đại thế kỷ 13, rất hiếm hoi trên thế giới trên con tàu đắm 700 tuổi.
Số đồ gốm tìm thấy ban đầu là gốm sứ celadon có hoa văn trang trí phong phú: hoa văn kỷ hà chìm trên gốm men đen, hoa văn nốt nhạc và sóng nước trên nền gốm xanh, hoa văn cúc dây...
Theo người dân địa phương, ngư dân Bình Châu trong nhiều năm qua liên tục phát hiện các con tàu cổ bị đắm ở vùng biển này, do vậy nơi đây được mệnh danh là "nghĩa địa tàu đắm". Dù vậy, nguyên nhân vì sao các con tàu cổ thường bị chìm ở vùng biển Bình Châu vẫn còn là điều bí ẩn.
Biển Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi nằm trên con đường cổ giao thương Trung Quốc đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương vốn nổ tiếng trong lịch sử. Tạ biển Bình Châu, gốm sứ của các tàu thuyền bị đắm đã nhiều lần được phát hiện và bán tự do với giá rất cao.
Trước đó, vào tháng 9/2012, tại vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, ngư dân đã phát hiện và vớt được một số cổ vật bằng gốm và khám phá ra một con tàu cổ chở vô số cổ vật trên bị chìm. Nhiều người dân và tàu cá đã xuất hiện tại khu vực phát hiện tàu bị đắm để trục vớt đồ cổ, các thương lái cũng nhanh chóng có mặt tại khu vực này để thu mua đồ cổ. Một số cổ vật được ra giá đến cả trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia, số cổ vật trên là cổ vật gốm thời Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ XV. Kho báu dưới biển Bình Châu được xác định là có khoảng 40.000 hiện vật, trị giá khoảng 54 tỉ đồng. Hiện lực lượng công an, bộ đội biên phòng phải tổ chức bảo vệ khu vực có con tàu cổ.
Ngoài ra, câu chuyện về con tàu cổ Hòn Dầm (Phú Quốc) khá thú vị: từ một vụ kiện tụng về sự cố mất đồ cổ mà các thợ lặn vùng Hòn Giỏi, Hòn Thơm mò được từ rạng Ông Đực rồi cất giấu trong các bụi cây, bờ cỏ ở Hòn Dầm. Nhờ đó, các ngành chức năng đã phát hiện một kho báu khổng lồ chìm dưới đại dương.
Theo các chuyên gia khảo cổ học của Viện Khảo cổ học VN, con tàu cổ bị đắm này đã được ngư dân Kiên Giang phát hiện từ trước 1975. Tháng 5-1991, ban chỉ đạo trục vớt tàu cổ này được thành lập. Hơn 10.000 hiện vật đã được lấy lên, trong đó chủ yếu là đồ gốm sứ Sawankhalok của Thái Lan có niên đại thế kỷ 15.
Từ cuối năm 1989, dân buôn bán đồ cổ khu vực đường Đồng Khởi rỉ tai nhau về chuyện một nhóm ngư dân ở Long Hải phát hiện một con tàu cổ bị đắm trên vùng biển Vũng Tàu, Côn Đảo. Không lâu sau, vào khoảng giữa năm 1990, hàng loạt cổ vật như bình, hũ, lọ bằng gốm sứ với hai màu xanh lam, trắng với đủ loại chiều cao, kích cỡ, trong đó có rất nhiều cổ vật bị hàu bám đã xuất hiện trên thị trường cổ vật TP.HCM.
Những năm 1990, 1991 phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật trở nên rất rầm rộ
Trước thực trạng nhiều cổ vật bị ngư dân vớt lên và bán, tháng 5/1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật này và thành lập Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ Hòn Dầm.
TH theo Tuổi trẻ/Vietnamnet/Lao động